(Baothanhhoa.vn) - Để tạo động lực phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách riêng của địa phương về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả từ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân

Kết quả từ thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp ở huyện Thọ Xuân

Nhờ các chính sách hỗ trợ, cánh đồng trồng rau an toàn tại xã Thọ Hải ngày càng được mở rộng.

Để tạo động lực phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, những năm qua, huyện Thọ Xuân đã chú trọng thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Trung ương và của tỉnh. Đồng thời, ban hành nhiều chính sách riêng của địa phương về phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Để thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Trung ương và tỉnh, ngay khi quyết định giao kinh phí, khối lượng thực hiện, căn cứ kế hoạch đăng ký thực hiện của các xã, UBND huyện Thọ Xuân đã xây dựng và ban hành quyết định về quy định thực hiện chính sách khuyến khích tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng kế hoạch về việc giao kế hoạch khối lượng, kinh phí thực hiện cho các xã, thị trấn. Giao phòng chuyên môn phân công cán bộ trực tiếp theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo các đơn vị thực hiện các chính sách của tỉnh đảm bảo tiến độ đề ra. Đồng thời, tổng hợp báo cáo tỉnh, các sở, ngành định kỳ. Huyện cũng thành lập tổ công tác kiểm tra tình hình và kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ của tỉnh; hướng dẫn thủ tục, hồ sơ thanh quyết toán đúng quy định.

Cùng với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của cấp trên, huyện Thọ Xuân còn ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp riêng của huyện, điển hình như: Hỗ trợ máy sấy lúa cho các HTX liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; hỗ trợ 500 triệu đồng đầu tư hệ thống điện cho các khu trang trại tổng hợp có diện tích từ 20 ha trở lên; hỗ trợ từ 400 đến 500 triệu đồng đối với mô hình trồng rau, quả trong nhà lưới có quy mô từ 1 đến dưới 5 ha và đối với mô hình có quy mô từ 5 ha trở lên sẽ được hỗ trợ 1 tỷ đồng/mô hình; hỗ trợ 30 triệu đồng/ha xây dựng hệ thống dẫn nước, 250 triệu đồng/km giao thông nội đồng vùng phát triển cây ăn quả. Ngoài ra, UBND huyện còn hỗ trợ giống, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và thu hút doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm cây ăn quả cho người dân...

Việc triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, cùng với việc ban hành, thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của huyện, nên sản xuất nông nghiệp của Thọ Xuân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đến nay nông dân huyện Thọ Xuân đã xây dựng được 9 mô hình nhà màng, nhà lưới nông nghiệp công nghệ cao sản xuất rau, củ, quả, hoa hữu cơ kết hợp tưới nước tiết kiệm với diện tích trên 65.000m2, lợi nhuận 300 đến 400 triệu đồng/ha/năm. Gần 220 ha cây ăn quả có múi tập trung cũng cho thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm; 2 HTX sản xuất rau an toàn áp dụng tiêu chuẩn VietGAP đã ra đời. Trên địa bàn huyện đã hình thành và phát triển được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn, như: Vùng mía nguyên liệu với diện tích 1.500 - 2.000 ha; vùng sản xuất lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 6.500 ha; vùng sản xuất lúa giống 500 ha/1 vụ; vùng trồng cây ăn quả với diện tích 217 ha; vùng trồng cây xuất khẩu trên 500 ha; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm như: Bưởi Luận Văn, bưởi Bắc Lương, cam Xuân Thành... Toàn huyện đã thu hút được 92 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư để thực hiện các dự án lớn, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại của châu Âu, Israel và các nước phát triển... Những kết quả trên đã góp phần đưa giá trị sản xuất/1 ha đất canh tác từ 95 triệu đồng năm 2015 lên 101 triệu đồng năm 2020.

Việc triển khai có hiệu quả các đề án, chính sách ở huyện Thọ Xuân đã trở thành động lực để người dân chuyển đổi phương thức sản xuất, mạnh dạn đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Là người được thụ hưởng chính sách xây dựng hệ thống dẫn nước và xây dựng giao thông nội đồng vùng phát triển cây ăn quả, bà Trịnh Thị Tuyết, thôn 6, xã Xuân Trường, cho biết: Việc địa phương tạo điều kiện để gia đình được thuê đất 5% với thời gian dài; đồng thời hỗ trợ một phần kinh phí xây kênh mương, hệ thống tưới nhỏ giọt và xây dựng giao thông nội đồng đã giúp gia đình có động lực để cải tạo, xây dựng được khu trồng cây ăn quả theo hướng thâm canh trên xứ đồng Nảy Tài, quy mô hơn 6 ha, với lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm.

Tại HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Minh, xã Xuân Minh, những năm qua, HTX được nhận 200 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm trồng trọt; 100 đến 200 triệu đồng từ chính sách hỗ trợ trồng cây vụ đông của tỉnh và huyện; đồng thời, nhận 300 triệu đồng hỗ trợ mua máy cấy, máy sấy nông sản từ chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp của UBND huyện Thọ Xuân. Nguồn kinh phí hỗ trợ đó đã và đang thúc đẩy các xã viên trong HTX đẩy mạnh, phát triển sản xuất.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]