(Baothanhhoa.vn) - Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (gọi tắt là tam nông), đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Ngọc Lặc ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả thực hiện nghị quyết “tam nông” ở huyện Ngọc Lặc

Sau 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (gọi tắt là tam nông), đời sống vật chất, tinh thần của người dân huyện Ngọc Lặc ngày một nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.

Kết quả thực hiện nghị quyết “tam nông” ở huyện Ngọc Lặc

Mô hình trồng cây ăn quả của gia đình anh Quách Văn Toản, thôn 1, xã Ngọc Liên cho hiệu quả kinh tế cao.

Bước vào thực hiện nghị quyết “tam nông”, Huyện ủy Ngọc Lặc đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội để thực hiện. Đồng thời, giao cho UBND huyện và Hội Nông dân huyện xây dựng chương trình hành động thực hiện nghị quyết. Trên cơ sở kế hoạch và chương trình hành động của huyện, các xã, thị trấn đã cụ thể hóa vào chương trình công tác và nhiệm vụ hàng năm của địa phương. Các xã, thị trấn và các tổ chức đoàn thể trong huyện đã tổ chức quán triệt, học tập nghị quyết một cách nghiêm túc. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã chỉ đạo xây dựng, ban hành 4 chương trình trọng tâm, với 7 đề án, tập trung xây dựng nông thôn mới và phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng hiệu quả gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Thúc đẩy sự hợp tác giữa “4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp; thực hiện có hiệu quả các dự án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế, đa dạng hóa sinh kế; phát triển các cây trồng có lợi thế về khả năng tiêu thụ sản phẩm, như: vùng lúa năng suất, chất lượng cao, vùng nguyên liệu mía, sắn, dứa... Quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng, vùng thâm canh luồng... theo hướng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của huyện. Tích cực thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp tập trung quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào địa bàn. Qua đó, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp của huyện Ngọc Lặc giai đoạn 2008-2021 đạt bình quân 10,8%/năm. Dự kiến giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2021 đạt 2.066,1 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 6,9 triệu đồng/người năm 2008, lên 37,3 triệu đồng/người năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 36% năm 2008, xuống còn 4,13%. Trong xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn miền núi của huyện Ngọc Lặc có nhiều chuyển biến tích cực, kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất được quan tâm đầu tư xây dựng mới, nâng cấp. Đến nay, toàn huyện có 9 xã/20 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 122 thôn/189 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân đạt 16,8 tiêu chí/xã. Trên địa bàn huyện có 34 HTX đang hoạt động, trong đó có 30 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phát triển được 34 trang trại (24 trang trại trồng trọt, 7 trang trại chăn nuôi, 3 trang trại tổng hợp), 281 gia trại. Giải quyết việc làm cho hơn 940 lao động thường xuyên và 6.000 lao động thời vụ. Đến nay, huyện đã lựa chọn và được UBND tỉnh đánh giá, xếp hạng công nhận 2 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt 3 sao, là miến dong Hương Ngọc, gạo nếp hạt cau Thạch Lập.

Phát huy những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Ngọc Lặc tiếp tục thực hiện phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng bền vững. Tích cực tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; sản xuất hàng hóa, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các loại cây trồng có lợi thế phát triển, nhu cầu thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, công nghệ cao theo chuỗi giá trị; áp dụng mô hình sản xuất theo hợp đồng và xây dựng cụm chăn nuôi công nghiệp. Từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm, gắn với Chương trình OCOP. Chú trọng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng sản xuất, nhất là rừng gỗ lớn; kết hợp với trồng cây dược liệu dưới tán rừng gắn với khai thác, chế biến. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài và ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]