(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh ta thường bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và lựa chọn, chuyển đổi bộ giống cây trồng phù hợp được xem là yếu tố quan trọng để có được vụ sản xuất thắng lợi cả về năng suất và chất lượng. Với sự phát triển của khoa học, nhiều giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao đã được lai tạo, đưa vào sản xuất đại trà thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, để diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh, thích ứng với khí hậu, phát triển bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng

Những năm gần đây, mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh ta thường bắt đầu muộn và kết thúc muộn. Vì vậy, việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và lựa chọn, chuyển đổi bộ giống cây trồng phù hợp được xem là yếu tố quan trọng để có được vụ sản xuất thắng lợi cả về năng suất và chất lượng. Với sự phát triển của khoa học, nhiều giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao đã được lai tạo, đưa vào sản xuất đại trà thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, để diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, tăng sức cạnh tranh, thích ứng với khí hậu, phát triển bền vững, thời gian qua, ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng.

Kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng

Các giống cây trồng mới được nghiên cứu, khảo nghiệm tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, đề nghị các đơn vị chuyên môn tăng cường công tác chọn tạo, phát triển các giống cây trồng mới đạt năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh... Cải tiến các cây trồng, như: lúa, ngô, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi, cây gai xanh, các loại rau... theo hướng đạt năng suất, chất lượng cao, phục vụ xuất khẩu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chọn tạo giống cây lâm nghiệp nhập nội và bản địa là gỗ lớn. Đẩy mạnh nhập nội, mua bản quyền giống mới, bình tuyển cây đầu dòng, chọn lọc cây trội, xây dựng và chăm sóc cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; đồng thời, sản xuất giống các cấp, bảo quản, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp, nhập và hoàn thiện công nghệ sản xuất giống, đào tạo, tập huấn, kiểm soát chất lượng giống.

Cùng với các giải pháp nêu trên, nhiều năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã chủ động xây dựng lịch thời vụ gắn với cơ cấu bộ giống chủ lực trong các vụ sản xuất cây hàng năm, làm cơ sở cho các huyện, thị xã, thành phố và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện. Như vụ đông xuân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo mở rộng diện tích sản xuất lúa xuân chính vụ và xuân muộn, hạn chế diện tích sản xuất lúa xuân sớm đến tránh thời tiết rét đậm, rét hại. Đối với vụ thu mùa, đẩy mạnh sản xuất lúa mùa cực sớm, mùa sớm và mùa chính vụ để né tránh lụt bão. Bên cạnh đó, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân thay đổi thói quen canh tác, sử dụng các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, có năng suất, chất lượng cao thay thế cho các giống cũ có thời gian sinh trưởng dài ngày. Ngoài ra, những năm gần đây, tỉnh còn quan tâm đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của tỉnh. Đồng thời, hỗ trợ đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, các vùng sản xuất giống tập trung, tạo điều kiện thuận lợi để công nghiệp hóa sản xuất giống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến hạt giống theo hướng công nghiệp hiện đại.

Thông qua việc thực hiện có hiệu quả các giải pháp, nên việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hiện, tỷ lệ sử dụng các giống lúa tiến bộ kỹ thuật đạt 90%; trong đó, diện tích sử dụng lúa lai ước đạt 102.500 ha, chiếm 44% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Thái Xuyên 111, VT404, Nghi Hương 2308, TEJ Vàng, Hương Ưu 98, Nhị Ưu 838, ZZD001, Nhị Ưu 986, N.Ưu 69, Thục Hưng 6, GS9, GS55, Nhị Ưu 86B, Đại Dương 8, Thanh Ưu 4, TH3-5, Khải Phong 1... Lúa chất lượng cao 67.000 ha, chiếm 28,7% diện tích lúa toàn tỉnh và chủ yếu là các giống: Bắc Thịnh, TBR225, HN6, DQ11, Thiên Ưu 8, TBR45, Q5, DT45, M1-NĐ, Khang dân đột biến, Nếp N97, Nếp cái hạt cau...; còn lại là các giống lúa thuần, như: Q5, BC 15, Khang dân, THR225, Xi, QT,... Đối với các loại cây rau, màu, đã du nhập tuyển chọn được giống rau, quả mới thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất; ứng dụng thành công công nghệ nhà kính, nhà màng để sản xuất rau, quả an toàn theo quy trình VietGAP, qua đó, tỷ lệ sử dụng các giống tiến bộ kỹ thuật đối với rau màu trên địa bàn tỉnh đạt 80%. Cây ăn quả, đã du nhập và trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới từ các địa phương khác như: Cam V2, bưởi da xanh, vú sữa Lò rèn, nhãn chín muộn Hà Tây... Bước đầu sinh trưởng phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và đạt hiệu quả kinh tế cao. Đối với ngô, đã du nhập, tuyển chọn được các giống ngô mới có năng suất, chất lượng cao để bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống hạt ngô lai F1, diện tích sản xuất hàng năm 250 - 300 ha, diện tích sử dụng giống ngô biến đổi gen khoảng 3.000 ha; đồng thời, đẩy mạnh việc đưa các giống ngô mới có năng suất và chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất, nên tỷ lệ sử dụng các giống ngô tiến bộ kỹ thuật đạt tới 95%.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đánh giá: Việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ đã và đang góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp. Đơn cử như vụ đông xuân 2020-2021 vừa qua, thu nhập bình quân đạt 45,6 triệu đồng/ha. Lợi nhuận bình quân của một số cây trồng chính đạt khá, như: lúa 25,8 triệu đồng/ha/vụ, ngô 15,5 triệu đồng/ha/vụ, ớt 164 triệu đồng/ha/vụ, khoai tây 106 triệu đồng/ha/vụ... Ngoài ra, việc chuyển đổi cơ cấu giống và lịch thời vụ còn giúp tạo quỹ thời gian, quỹ đất để bà con sản xuất vụ đông, từ đó nâng cao giá trị sản xuất và hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất nông nghiệp.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]