(Baothanhhoa.vn) - Huyện Triệu Sơn có 4 xã miền núi là: Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành. Những năm qua, huyện luôn thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn: Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi

Huyện Triệu Sơn: Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi

Mô hình chăn nuôi gà theo hướng liên kết của gia đình anh Lê Xuân Thị ở thôn 4, xã Thọ Sơn cho hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Triệu Sơn có 4 xã miền núi là: Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành. Những năm qua, huyện luôn thực hiện tốt các chính sách dân tộc để giúp đồng bào phát triển kinh tế - xã hội. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số (DTTS) ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần người dân được nâng cao.

Về xã Thọ Sơn hôm nay, chúng ta có thể nhận thấy những đổi thay rõ nét, bộ mặt nông thôn đang khởi sắc từng ngày. Những tuyến đường liên thôn, liên xã lầy lội trước kia được bê tông kiên cố rộng rãi, sạch đẹp, những cánh đồi được phủ xanh bằng các loại cây keo, sắn, mía; ngành nghề, dịch vụ có nhiều khởi sắc... Ông Đỗ Xuân Nhạ, chủ tịch UBND xã, cho biết: Có được kết quả đó, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Thọ Sơn đã khuyến khích bà con tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình bằng các hình thức như: Mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau sạch, cây cảnh, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại liên kết bao tiêu sản phẩm, hiện xã có 10 trang trại chăn nuôi gà, lợn, trâu bò có quy mô. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, thương mại có bước phát triển, với 148 cơ sở, 1 HTX sản xuất công nghiệp, 12 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định cho 400 lao động tại địa phương. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,18 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,09%; xã đã về đích NTM.

Thực hiện các chính sách dân tộc, thông qua các Chương trình 135, xây dựng NTM, những năm qua huyện Triệu Sơn đã đầu tư xây dựng 50 công trình kết cấu hạ tầng, với tổng nguồn vốn 21 tỷ đồng cho các xã miền núi. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ đồng bào tiếp cận và hưởng lợi từ các dịch vụ cơ bản; triển khai lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội tốt nhất cho đồng bào phấn đấu vươn lên thoát nghèo. 5 năm qua, huyện đã hỗ trợ phát triển sản xuất cho 1.500 lượt hộ nghèo, cận nghèo với tổng số kinh phí trên 5,6 tỷ đồng; hỗ trợ trực tiếp cho gần 38.000 lượt người nghèo, với tổng kinh phí trên 3,6 tỷ đồng... Đến nay, vùng đồng bào DTTS đã phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: ngô lấy hạt, ngô mật độ dày làm thức ăn chăn nuôi trên diện tích 80 ha ở xã Thọ Sơn, Triệu Thành, 250 ha chè ở Bình Sơn; duy trì 200 ha lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao ở Thọ Bình... Chăn nuôi phát triển theo hướng trang trại, gia trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng nhanh. Bên cạnh đó, huyện luôn quan tâm thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ đảm bảo học tập cho học sinh; thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay, 4 xã miền núi đều có đường nhựa đến trung tâm xã; công sở làm việc được xây dựng khang trang; điện lưới, điện thoại, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt, công trình thủy lợi cơ bản hoàn thiện; hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở, được khám, chữa bệnh miễn phí... Tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đến nay, đã có xã Thọ Sơn về đích NTM, 3 xã còn lại phấn đấu về đích NTM vào năm 2021.

Trong thời gian tới, cùng với tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để giúp cho người dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, huyện Triệu Sơn tiếp tục có nhiều giải pháp giúp các xã miền núi khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa đồng bào vùng DTTS với người dân trong huyện; tiếp tục làm tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo; thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các xã sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM...

Vũ Khắc


Vũ Khắc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]