(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, huyện Triệu Sơn tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Khai thác lợi thế của từng vùng để sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành vùng sản xuất và phát triển các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Triệu Sơn phát triển hiệu quả kinh tế các vùng sản xuất

Thời gian qua, huyện Triệu Sơn tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả sản xuất nông, lâm, thủy sản phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Khai thác lợi thế của từng vùng để sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành vùng sản xuất và phát triển các chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.

Huyện Triệu Sơn phát triển hiệu quả kinh tế các vùng sản xuất

Nông dân xã Hợp Lý phát triển cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để hình thành, phát triển hiệu quả kinh tế các vùng sản xuất, huyện Triệu Sơn đã đẩy mạnh việc tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2016 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được khoảng 2.760 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; trong đó, ngô 569,15 ha, rau màu 416 ha, hoa cây cảnh 305,9 ha, cây ăn quả 232,9 ha, cây thức ăn gia súc 181,6 ha, thủy sản 607,1 ha, cây hàng năm khác 447 ha. Đến nay, huyện đã tích tụ, tập trung được 1.051 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu đã hình thành và phát triển được 6 vùng sản xuất tập trung quy mô lớn trong các lĩnh vực trồng trọt, lâm nghiệp, với diện tích 9.130 ha. Trong đó, vùng sản xuất lúa có 6.400 ha thuộc vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng hiệu quả cao, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha. Vùng sản xuất rau an toàn, diện tích sản xuất rau toàn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với quy mô 50 ha tại 2 xã Tiến Nông, Dân Lực, sản lượng rau an toàn khoảng 1.500 - 2.000 tấn/năm. Vùng sản xuất hoa, cây cảnh tập trung, với quy mô 250 ha, tập trung tại các xã Hợp Lý, Vân Sơn, Hợp Tiến,... với nhiều chủng loại cây trồng mang thương hiệu, thế mạnh của huyện như đào cảnh, quất cảnh, hoa, cây cảnh, các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vùng sản xuất chè, với quy mô 300 ha tại xã Bình Sơn, năng suất chè khô đạt 0,8 tấn/ha, sản lượng chè khô đạt 240 tấn. Vùng sản xuất gỗ nguyên liệu, với diện tích 2.000 ha rừng trồng tại các xã Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, Triệu Thành,... sản lượng khai thác, tiêu thụ gỗ rừng trồng đạt bình quân 6.700m3 gỗ/năm, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp đạt 36,876 tỷ đồng. Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với diện tích 130 ha tại các xã Thọ Tiến 20 ha, Xuân Thọ 60 ha, khu nuôi thủy sản trong lồng bè tại thị trấn Nưa 50 ha, giá trị sản phẩm trên một ha nuôi trồng thủy sản hàng năm đạt 161,7 triệu đồng.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện hiện có 40 ha được ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, như: mô hình sản xuất rau, dưa trong nhà lưới, nhà màng tại các xã Tiến Nông, Dân Lý, Thọ Dân, Minh Sơn; mô hình trồng cây ăn quả ứng dụng công nghệ tưới và bón phân tự động ở các xã Hợp Lý, Thái Hòa... Đi đôi với đó, huyện cũng đã triển khai thực hiện được 106 chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp, với sản lượng 36.200 tấn; trong đó, 32 chuỗi cung ứng lúa gạo an toàn tại 20 xã, với diện tích 3.100 ha, sản lượng 18.600 tấn/năm; 29 chuỗi cung ứng rau, quả an toàn, với diện tích 490 ha, sản lượng đạt khoảng 9.800 tấn/năm; 24 chuỗi cung ứng thịt gia súc, gia cầm an toàn, sản lượng 5.300 tấn/năm; 21 chuỗi cung ứng thủy sản an toàn, với sản lượng 2.500 tấn/năm. Trong quá trình phát triển các sản phẩm nông nghiệp, huyện chú trong xây dựng sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho các chủ thể sản xuất. Đến nay, huyện đã có 6 sản phẩm được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao, gồm: chè sạch Bình Sơn, trà xanh túi lọc Bình Sơn, trà cà gai leo túi lọc Bình Sơn, mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, viên nang sâm báo Triso, siro bổ dưỡng sâm báo Triso.

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Triệu Sơn cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục phát triển, nhân rộng các vùng sản xuất hiệu quả kinh tế. Đồng thời, chú trọng đưa giống lúa mới năng suất cao vào sản xuất, nhất là các giống lúa phục vụ sản xuất. Chuyển diện tích lúa hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại quy mô lớn, bảo đảm vệ sinh môi trường. Bảo đảm diện tích che phủ rừng, phấn đấu đến năm 2025 trồng 1 triệu cây lâm nghiệp; đồng thời, chuyển đổi rừng sản xuất không hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu; trồng cây gỗ lớn bản địa để bảo đảm điều kiện cấp chứng chỉ FSC. Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo chuỗi sản xuất bảo đảm năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm và chủ yếu là các loại cá trắm, mè, chép... để xây dựng thương hiệu cá Triệu Sơn, đạt giá trị kinh tế cao.

Bài và ảnh: Xuân Hùng


Bài và ảnh: Xuân Hùng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]