(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, cùng với việc khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản; lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá cũng được huyện Tĩnh Gia quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Tĩnh Gia quan tâm, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Những năm qua, cùng với việc khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản; lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá cũng được huyện Tĩnh Gia quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển.

Thu mua cá tại Cảng cá Lạch Bạng (Tĩnh Gia).

Xã Hải Bình có 108 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, giải quyết việc làm cho 1.050 lao động, hàng năm sản lượng hải sản thu mua gần 90.000 tấn. Ngư dân Nguyễn Văn Hiến, chủ tàu TH.91566TS, công suất 829 CV chuyên làm dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển cho biết: Tàu của anh đi biển hơn 1 tháng thu mua được hơn 100 tấn hải sản. Mỗi lần ra khơi, kho lạnh trên tàu lúc nào cũng đầy ắp 10 đến 20 tấn đá lạnh để bảo quản hải sản. Ngoài ra, tàu chở dầu để tiếp cho các tàu cá khai thác hải sản trên biển. Bên cạnh đó, trên địa bàn xã Hải Bình có nhiều doanh nghiệp đã và đang liên kết đầu tư vốn cho các tàu dịch vụ hậu cần nghề cá hoạt động thu mua hải sản trên biển. Đơn cử, như: Công ty CP Thương mại, vận tải và chế biến hải sản Long Hải, đầu tư ứng trước cho 20 tàu với số vốn bình quân từ 100 đến 150 triệu đồng/tàu; Công ty Minh Hà đầu tư cho 15 tàu; Công ty Lê Hồng Phát đầu tư cho 10 tàu; Công ty Hải Thanh đầu tư cho 15 tàu. Bên cạnh đó, xã Hải Bình hiện có gần 200 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong đó, phát triển mạnh nhất là chế biến cá hấp với 78 cơ sở, 11 cơ sở sản xuất đá lạnh, 18 cơ sở thu mua thủy sản, 21 kho đông lạnh.

Để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, huyện Tĩnh Gia đã đề ra nhiều giải pháp, như: Khuyến khích các gia đình, nhóm hộ gia đình đầu tư vốn nâng cấp các cơ sở chế biến thủy, hải sản hiện có. Đồng thời, duy trì, nâng cao chất lượng các ngành nghề chế biến truyền thống, xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu. Nhờ đó, các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá ở Tĩnh Gia đã có điều kiện tốt để phát triển. Hiện, huyện Tĩnh Gia có 2.365 tàu cá với tổng công suất 186.462 CV. Trong đó, tàu khai thác hải sản xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên là 734 tàu. 6 tháng đầu năm 2018, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản của huyện đạt 16.934 tấn, bằng 53,8% kế hoạch.

Tuy nhiên, việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện Tĩnh Gia vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản còn nhỏ lẻ, mới dừng ở sơ chế. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc khai thác, chế biến thủy, hải sản còn thiếu và yếu.

Thời gian tới, huyện Tĩnh Gia tiếp tục tập trung chú trọng phát triển các đội tàu dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển. Đồng thời, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá...; nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác, chế biến thủy, hải sản, nâng cao thu nhập cho ngư dân.


Bài và ảnh: Lương Khánh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]