(Baothanhhoa.vn) - Huyện Thiệu Hóa đã và đang triển khai thực hiện chủ trương phát triển hạ tầng công nghiệp bảo đảm đồng bộ, tránh dàn trải, tuân thủ quy hoạch. Đồng thời, có chính sách ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sử dụng đất đai hiệu quả và nguồn lao động trình độ cao, gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành khu công nghiệp (KCN), các cụm công nghiệp (CCN) và các dự án sản xuất công nghiệp ở các khu vực phù hợp. Đưa công nghiệp thành ngành chủ lực, mũi nhọn có tính đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hình thành khu vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, tiện ích cho người lao động.

Huyện Thiệu Hóa quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Huyện Thiệu Hóa đã và đang triển khai thực hiện chủ trương phát triển hạ tầng công nghiệp bảo đảm đồng bộ, tránh dàn trải, tuân thủ quy hoạch. Đồng thời, có chính sách ưu tiên thu hút các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, sử dụng đất đai hiệu quả và nguồn lao động trình độ cao, gắn với bảo vệ môi trường. Hình thành khu công nghiệp (KCN), các cụm công nghiệp (CCN) và các dự án sản xuất công nghiệp ở các khu vực phù hợp. Đưa công nghiệp thành ngành chủ lực, mũi nhọn có tính đột phá nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hình thành khu vực công nghiệp, đô thị, dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, tiện ích cho người lao động.

Huyện Thiệu Hóa quy hoạch, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệpSan lấp mặt bằng cụm công nghiệp Vạn Hà 1.

Để tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế trên địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, huyện Thiệu Hóa đã và đang quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các KCN, CCN trên địa bàn. Như KCN Giang - Quang - Thịnh, diện tích khoảng 300 ha. CCN Vạn Hà 1 tại xã Thiệu Phú, diện tích giai đoạn 1 là 17 ha; hiện đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng và Công ty CP Tập đoàn 36 đang đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, dự kiến tháng 12-2022, Tập đoàn Huali Đài Loan lắp đặt dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu, thu hút 12.000 lao động và tiếp đó huyện tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, với diện tích từ 12 ha đến 18 ha, thu hút 13.000 lao động đến 18.000 lao động... CCN Hậu Hiền, tại xã Minh Tâm, diện tích 50 ha và CCN Ngọc Vũ, tại hai xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, diện tích 50 ha; hai CCN này đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thu hút đầu tư các ngành nghề may mặc, giày da, điện tử, ứng dụng công nghệ cao... Hiện 2 CCN này đã có nhà đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư đăng ký đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh... Trên địa bàn huyện còn có hai cụm làng nghề là đúc đồng Trà Đông, tại xã Thiệu Trung; ươm tơ dệt nhiễu, tại thị trấn Thiệu Hóa.

Để công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện Thiệu Hóa tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, xác định công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng gắn với công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư các dự án là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện bảo đảm tính hiệu quả và khả thi của các quy hoạch. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gắn với công nghiệp chế biến, năng lượng xanh, thông minh. Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với các nghề truyền thống, nghề nhân cấy mới và thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động. Kêu gọi và phát triển hợp lý các dự án công nghiệp sử dụng nhiều lao động ở khu vực nông thôn, như may mặc, giày da, dệt, điện tử, viễn thông, sản xuất linh kiện, hàng tiêu dùng và các ngành nghề công nghiệp hỗ trợ khác. Tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu để xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, như các tuyến giao thông kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế trong và ngoài huyện theo quy hoạch; hệ thống cung cấp điện bảo đảm công suất phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vồn đầu tư công, lựa chọn các công trình, dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách để tái đầu tư... Kết quả, năm 2021, công nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa tiếp tục duy trì tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt 2.248 tỷ đồng, tăng 15,91% so với cùng kỳ; quý I-2022, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 516,774 tỷ đồng, tăng 14,6% so với cùng kỳ. Hiện nay các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thiệu Hóa bảo đảm việc làm cho hơn 4.000 lao động, với thu nhập bình quân hơn 6,5 triệu đồng/người/tháng; các cơ sở tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng 2.850 lao động, với thu nhập bình quân 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Hoàng Trọng Cường, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình xúc tiến đầu tư; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành cấp tỉnh để xúc tiến đầu tư vào các KCN, CCN trên địa bàn và các dự án nông nghiệp công nghệ cao. Thường xuyên cung cấp các thông tin về quy hoạch, đầu tư hạ tầng, mặt bằng quỹ đất công nghiệp, nguồn lao động và các ngành nghề phù hợp, nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp nghiên cứu, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Đẩy mạnh cải cách hành chính, chú trọng công khai minh bạch các trình tự, thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân giao dịch thuận lợi; quan tâm xây dựng chính quyền điện tử. Tăng cường đối thoại, giải quyết dứt điểm và kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh thuận lợi. Tăng cường công tác đào tạo nghề, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo theo hướng gắn kết giữa cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sản xuất. Lồng ghép công tác khuyến công, các chính sách hỗ trợ cho người lao động trong việc học và nâng cao tay nghề.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]