(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, trong đó chú trọng các nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa phát triển ngành nghề nông thôn

Huyện Thiệu Hóa phát triển ngành nghề nông thôn

Nghề dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa (Thiệu Hóa).

Những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp thiết thực để đẩy mạnh phát triển các ngành nghề nông thôn, trong đó chú trọng các nghề tiểu thủ công nghiệp (TTCN) thông qua việc khôi phục nghề truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới. Từ đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm cho lao động.

Là một trong những địa phương phát triển đa nghề, thị trấn Thiệu Hóa đã tập trung thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện, toàn xã có 1.008 cơ sở, tạo việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động, với mức thu nhập bình quân từ 3 đến 4 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm của các nghề rất đa dạng, nhiều chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, như: Nghề ươm tơ, dệt nhiễu, mộc dân dụng, mây tre đan, sản xuất, kinh doanh lông gia cầm... Ông Đỗ Thế Bằng, Bí thư Đảng ủy thị trấn Thiệu Hóa, cho biết: Hiện, cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật với kinh phí 20 tỷ đồng và đã đi vào hoạt động, UBND tỉnh đã chấp thuận bổ sung nhiều ngành nghề để khai thác hoạt động của cụm làng nghề hiệu quả hơn. Thời gian tới, để khuyến khích các ngành nghề nông thôn phát triển, thị trấn sẽ tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật Cụm làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô và thu hút các ngành nghề TTCN để khai thác, phát huy hiệu quả. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các tổ hợp tác sản xuất TTCN hướng vào các sản phẩm truyền thống có thế mạnh của thị trấn, như: Tơ nhiễu, may mặc, chế biến lương thực, thực phẩm (làm nem, giò, bánh, nước tương), sản xuất thức ăn chăn nuôi... Nhất là, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nhiễu Hồng Đô, nước tương Chí Cẩn để xây dựng sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 2.188 cơ sở phát triển các ngành nghề nông thôn, như: đúc đồng, ươm tơ, dệt nhiễu, làm bánh đa, mộc dân dụng,... tạo việc làm cho hơn 7.500 lao động, thu nhập bình quân ước đạt 32 triệu đồng/người/năm. Đồng thời, người dân đã mạnh dạn đầu tư vốn cho việc hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các loại máy móc hiện đại để cho ra đời những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường giúp sản phẩm làng nghề ổn định đầu ra. Theo đó, giá trị sản xuất ngành nghề nông thôn tăng qua từng năm, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho lao động nông thôn; một số nghề còn góp phần mang giá trị văn hóa, nghệ thuật qua từng thời kỳ nên rất cần được lưu giữ và phát triển. Đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Bên cạnh việc phát triển các nghề truyền thống; việc du nhập, nhân cấy nghề mới thời gian qua cũng được huyện quan tâm, mỗi năm huyện mở gần chục lớp đào tạo nghề với hơn 500 người tham gia. Các ngành nghề đào tạo, như may công nghiệp, sửa chữa máy nông nghiệp, nghề mây giang xiên, trồng nấm, trồng đinh lăng... và đã có 55% lao động có việc làm sau học nghề. Một số nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, như: Nghề sửa chữa máy nông nghiệp; mây giang xiên ở các xã Thiệu Long, Thiệu Hợp, Thiệu Minh, Thiệu Chính, Thiệu Giang; nghề làm chổi lông, chổi cước ở xã Thiệu Hợp, nghề làm mi mắt giả tại xã Thiệu Nguyên...

Để phát triển bền vững ngành nghề nông thôn, huyện Thiệu Hóa đã đặt ra các nhiệm vụ trong thời gian tới. Như: Khuyến khích các cơ sở đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất nhằm đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiếp tục du nhập nghề mới, khôi phục các nghề truyền thống; nâng cao chất lượng hoạt động làng nghề đúc đồng Thiệu Trung, hướng tới đúc đồng mỹ nghệ, đa dạng hóa các sản phẩm, mẫu mã hàng hóa tạo sức cạnh tranh trên thị trường; bổ sung các ngành nghề mới vào Cụm làng nghề ươm tơ dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa. Để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của các ngành nghề trên địa bàn, huyện đã ban hành Đề án “Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp, cụm làng nghề; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, 2 cụm làng nghề Thiệu Trung và Thiệu Đô đã đi vào hoạt động hiệu quả. Đồng thời, thành lập Cụm công nghiệp thị trấn Thiệu Hóa và quy hoạch xây dựng Cụm công nghiệp Thiệu Tâm, Cụm công nghiệp Thiệu Giang... Đồng thời, trên cơ sở chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã được ban hành, khuyến khích, kêu gọi các cơ sở ngành nghề nông thôn, làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm đặc trưng, đã được bày bán trên thị trường tham gia vào chương trình nhằm nâng cao giá trị, tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức cho các cơ sở sản xuất, làng nghề, sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia các hội chợ để tuyên truyền, quảng bá sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ngành nghề nông thôn; có chính sách thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo... và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]