(Baothanhhoa.vn) - Xác định việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; huyện Thiệu Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Thiệu Hóa đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Huyện Thiệu Hóa đẩy mạnh liên kết sản xuất nông nghiệp

Diện tích sản xuất ớt mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Thiệu Thành.

Xác định việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp (DN) và người dân là giải pháp để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững; huyện Thiệu Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất... Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Theo đó, huyện đã tích cực vận động, hướng dẫn người dân ở các địa phương thực hiện tích tụ, tập trung đất đai; bước đầu đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các DN, đó là: Vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vùng sản xuất rau an toàn tập trung, vùng sản xuất ớt xuất khẩu, vùng sản xuất khoai tây, vùng sản xuất ngô ngọt và ngô thương phẩm. Hiện huyện đã thu hút 40 DN tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 20 DN liên kết chặt chẽ, thường xuyên với các hộ dân trên địa bàn, chủ yếu là đầu tư vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Điển hình, như: Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, Công ty Giống cây trồng Trường Thành, Công ty Xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty TNHH Giống cây trồng Việt Thành, Công ty TNHH MTV Bò sữa Thanh Hóa, Công ty CP Mía đường Lam Sơn... Đến nay, tổng diện tích cây trồng liên kết bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện hằng năm gần 2.000 ha, như: lúa, ngô, ớt, khoai tây, rau màu các loại... Thành công hơn là huyện đã xây dựng được các mô hình sản xuất theo chuỗi, cung ứng thực phẩm an toàn, như: 5 chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm lúa gạo với sản lượng 15.300 tấn; 7 chuỗi liên kết và bao tiêu sản phẩm rau, quả với sản lượng 2.800 tấn... Trong chăn nuôi, một số trang trại chăn nuôi đã thực hiện liên kết với các đơn vị cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm, như: Chuỗi liên kết chăn nuôi lợn tại Trang trại Phú Gia với quy mô 3.000 con lợn/năm; chuỗi liên kết chăn nuôi gia cầm sử dụng thức ăn của Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam; sản phẩm trứng được liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hiền Nhuần; chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ thỏ thịt với Công ty TNHH Hoàng Lan...

Đánh giá kết quả thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa, đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện cho biết: Từ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa người dân, HTX với DN đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Việc liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản đang được các địa phương quan tâm thực hiện giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thuận lợi đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng nguyên liệu và ổn định đầu ra cho sản phẩm. Tuy nhiên, đa phần các cây trồng thực hiện liên kết sản xuất hiện nay vẫn nhỏ, lẻ, chưa thu hút được người dân tự nguyện tham gia. Thực tế, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản giữa DN, người dân, HTX còn lỏng lẻo, chưa bảo đảm lợi ích và trách nhiệm của các bên. Vì vậy, thời gian tới, để đẩy mạnh việc liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm giữa bà con nông dân, HTX với DN, huyện sẽ chú trọng tích tụ, tập trung đất đai, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho lao động nông nghiệp; hỗ trợ về giống, vật tư, chuyển giao, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và mở rộng quy mô đầu tư sản xuất. Tại các xã, cần tiếp tục thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế, chăn nuôi an toàn sinh học... hướng tới phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Tiếp tục mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản; phối hợp tổ chức các hội chợ, triển lãm, chương trình xúc tiến đầu tư quảng bá sản phẩm; tăng cường kiểm tra, giám sát, chứng nhận chất lượng nông sản...

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]