(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tình hình thời tiết cực đoan khiến huyện Quan Hóa thường xuyên phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão. Nhất là mùa mưa lũ năm 2018 và cơn bão số 3 diễn ra trong tháng 8 vừa qua, địa phương đã bị thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, tài sản của nhân dân. Trước dự báo tình hình thời tiết ngày càng bất thường và khốc liệt, địa phương đang tiếp tục triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) đã xây dựng, nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro do tình hình thời tiết gây nên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Quan Hóa triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai

Những năm gần đây, tình hình thời tiết cực đoan khiến huyện Quan Hóa thường xuyên phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề trong mùa mưa bão. Nhất là mùa mưa lũ năm 2018 và cơn bão số 3 diễn ra trong tháng 8 vừa qua, địa phương đã bị thiệt hại lớn về cơ sở hạ tầng, tài sản của nhân dân. Trước dự báo tình hình thời tiết ngày càng bất thường và khốc liệt, địa phương đang tiếp tục triển khai các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) đã xây dựng, nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro do tình hình thời tiết gây nên.

Huyện Quan Hóa triển khai thực hiện công tác phòng chống thiên tai

Huyện Quan Hóa đã xây dựng kế hoạch sơ tán các hộ dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm.

Các xã Trung Sơn, Trung Thành, Thành Sơn, Nam Xuân... là những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng nặng nề trong mùa mưa lũ. Thực tế, để chủ động trong công tác phòng chống lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, trong quý II-2019, huyện Quan Hóa đã chỉ đạo các xã rà soát lại tất cả các công trình, nhà cửa, kho tàng... để kịp thời sửa chữa, khắc phục hư hỏng. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tu bổ kè, hồ, đập; kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình, hồ đập, kênh mương... Đồng thời, kiện toàn các đội tuần tra, canh gác, các lực lượng xung kích, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, vị trí cụ thể cho từng bộ phận và cá nhân, phát hiện kịp thời các sự cố hồ đập và xử lý sớm nhất. Chủ động trong các phương án đối phó khi hồ thủy điện xả lũ, nước sông Mã dâng cao ở vùng hạ du.

Tại xã Trung Sơn, để chủ động đối phó với tình trạng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, gây nguy hiểm về người và tài sản cho nhân dân, địa phương đã tổ chức di dời các hộ dân bị ảnh hưởng nhà ở trong mùa mưa lũ năm 2018 đến khu tái định cư mới xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống. Riêng tại bản Co Me, có tới 66/115 hộ dân bị ảnh hưởng nhà ở có nhu cầu tái định cư. Hiện nay, có 28 hộ dân đã di chuyển về nơi ở mới. Xã đang kết hợp các giải pháp tuyên truyền để vận động các hộ dân còn lại sớm di chuyển đến nơi tái định cư, ổn định cuộc sống.

Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Quan Hóa, cho biết: Mặc dù địa bàn có diện tích rộng, nhưng quỹ đất bằng để làm nhà kiên cố ít, bắt buộc nhân dân phải làm nhà ở những vị trí không bằng phẳng. Vì vậy khi vào mùa mưa bão, có mưa to kéo dài trên thượng nguồn sông Mã, sông Luồng và tại những xã thượng nguồn, những hộ dân sinh sống ở ven sông, suối có nguy cơ bị lũ ống, lũ quét. Do đó, trên cơ sở khảo sát, điều tra các hộ dân đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, huyện đã xây dựng và đang triển khai kế hoạch phòng tránh lũ ống, lũ quét và sạt lở đến từng thôn, bản theo phương châm 4 tại chỗ. Chỉ đạo triển khai cắm biển báo nguy hiểm ở khu vực xung yếu có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất để nhân dân có ý thức chủ động phòng tránh.

Theo số liệu điều tra mới nhất, trên địa bàn huyện Quan Hóa có 610 hộ với 2.606 nhân khẩu đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi thiên tai, phân bố tại trị trấn Quan Hóa và các xã: Xuân Phú, Hồi Xuân, Thanh Xuân, Phú Sơn, Phú Lệ, Thành Sơn, Trung Thành, Trung Sơn, Nam Xuân, Nam Tiến, Nam Động, Thiên Phủ, Hiền Chung, Hiền Kiệt. Huyện đã xây dựng phương án sơ tán, sắp xếp, bố trí nhà dân để những hộ bị ảnh hưởng có chỗ tạm trú khi sơ tán, có mặt bằng để xây lán tạm trú. Đối với các hộ vùng bị lũ ống, lũ quét, khi có mưa to cục bộ trên khu vực, phải tiến hành sơ tán ngay đến nơi an toàn. Đối với các hộ vùng bị sạt lở bờ suối, bờ sông, sạt lở đất núi, phải theo dõi nếu thường xuyên bị sạt lở ngay trước khi mưa lũ xảy ra, tùy hiện trạng từng nhà mà có biện pháp phòng chống sạt lở, như: Xây kè, tường chắn, đóng cọc chống sạt lở. Khi có mưa to kéo dài trên khu vực, phải tiến hành sơ tán ngay đến nơi an toàn để đề phòng bị vùi lấp nhà cửa do sạt taluy dương hoặc trôi trượt nhà cửa do sạt taluy âm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN huyện Quan Hóa cũng đã xây dựng phương án sơ tán dân theo từng cấp độ rủi ro thiên tai. Đồng thời, phân công lực lượng, chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, hàng hóa, vật tư y tế trong công tác phòng tránh thiên tai mùa mưa lũ. Lực lượng tham gia phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất được huy động từ các ngành, đơn vị từ huyện đến xã, thị trấn gần 5.000 người. Phương tiện huy động gồm 278 xe ô tô chở người, 18 xuồng, 720 phao cứu sinh cùng các vật tư y tế, hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]