Tin liên quan
Đọc nhiều
Huyện Như Xuân đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn
Rừng gỗ lớn ở xã Xuân Hòa.
Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng keo lai tại xã Xuân Bình (Như Xuân), ông Nguyễn Văn Khánh hào hứng chia sẻ: Bước đầu trồng rừng gỗ lớn cho thấy hiệu quả kinh tế cao, cây trồng phát triển nhanh và đến khi thu hoạch giá trị cao gấp 3 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.
Hiện tại gia đình trồng 40 ha keo đến tuổi thứ 7, trong đó đã chuyển 5 ha sang rừng gỗ lớn. Theo tính toán của ông Khánh, nếu để bán 5 ha keo nguyên liệu chỉ thu được 200 triệu đồng, nhưng để 4 năm nữa, 5 ha keo này sẽ cho nguồn thu khoảng 600 triệu đồng. Thấy rõ hiệu quả kinh tế như vậy, hàng năm ông Khánh chỉ khai thác một phần diện tích bán keo nguyên liệu theo phương châm lấy ngắn nuôi dài, còn một phần chuyển sang chăm sóc để phát triển rừng gỗ lớn.
Không chỉ ông Khánh mà hiện nay, nhiều người dân tại huyện Như Xuân cũng đã chuyển đổi dần từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn. Huyện Như Xuân cũng đã xây dựng Đề án trồng rừng gỗ lớn giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030. Mục tiêu mỗi năm trồng mới 1.000 ha rừng, trong đó có trên 50 ha rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn bình quân đạt 100 ha, phấn đấu đến năm 2025 có 1.600 ha rừng gỗ lớn.
Nhờ thực hiện các giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng xây dựng các mô hình mẫu tại các xã, sau 5 năm thực hiện đề án, đến nay, trong số 12.000 ha rừng trồng trên địa bàn huyện Như Xuân đã có hơn 1.000 ha rừng gỗ lớn, trong đó chủ yếu là cây keo lai được tập trung trồng ở xã Thượng Ninh, Thanh Sơn, Thanh Xuân, Xuân Hòa... Trong kế hoạch trồng rừng năm 2020, huyện Như Xuân phấn đấu trồng mới 1.000 ha rừng, trong đó khoảng 800 ha được trồng và chăm sóc theo hướng phát triển rừng gỗ lớn...
Từ thực tiễn cho thấy, mô hình trồng rừng gỗ lớn và mô hình chuyển hóa rừng trồng trên địa bàn huyện Như Xuân bước đầu đã phát huy được tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế rừng, đáp ứng nhu cầu cung cấp gỗ cho các cơ sở chế biến trong và ngoài tỉnh, đồng thời góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập từ phát triển kinh tế rừng cho người dân địa phương.
Theo ông Phạm Văn Tuấn, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Xuân: Trong thời gian tới, mô hình trồng rừng gỗ lớn và mô hình chuyển hóa rừng trồng sẽ được nhân rộng, nhằm phát triển kinh tế rừng, bảo vệ và phát triển rừng bền vững; nâng cao giá trị của rừng trồng.
Mục tiêu, định hướng đến năm 2025 mỗi năm trên địa bàn huyện Như Xuân tiếp tục trồng mới 800 - 1.000 ha rừng, trong đó có trên 50 ha rừng gỗ lớn/năm, chuyển hóa rừng gỗ nhỏ thành rừng gỗ lớn bình quân 100 ha/năm. Phấn đấu đến năm 2025 có 1.600 ha rừng gỗ lớn để từ đó có thể tạo ra vùng sản xuất, kinh doanh gỗ lớn, cung cấp các sản phẩm với số lượng lớn theo hướng hàng hóa, trên cơ sở nghiên cứu kỹ các đặc tính của đất, điều kiện tự nhiên để bố trí các giống phù hợp đưa vào trồng, như: keo tai tượng Úc, lát hoa, trám hồng...
Gia Bảo
{name} - {time}
- 2023-05-28 15:40:00
Đa dạng sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu
- 2023-05-28 10:19:00
[Video]: Biến đất hoang thành mô hình nông nghiệp có doanh thu hàng tỷ đồng
- 2020-11-28 18:40:00
Huyện Triệu Sơn: Phát triển kinh tế - xã hội ở các xã miền núi
Phối hợp bảo vệ và phát triển rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Quan Sơn
Huyện Như Thanh nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả
Hiệu quả từ liên kết chuỗi trong sản xuất lúa gạo
Chủ động chống rét cho cây trồng, vật nuôi
Nâng cao giá trị cây dược liệu
Hỗ trợ cây giống trồng cây cảnh quan gắn với phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Thường Xuân, Bá Thước
Đẩy nhanh tiến độ dự án hạ tầng đô thị Nghi Sơn từ nguồn vốn vay WB
Vinamilk 6 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất