(Baothanhhoa.vn) - Để triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn, huyện Ngọc Lặc đã phân công cụ thể cán bộ phụ trách để chỉ đạo và tham mưu, xây dựng kế hoạch đến các xã, thị trấn thực hiện chương trình OCOP năm 2019 và định hướng những năm tiếp theo. 

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

Để triển khai thực hiện đồng bộ và có hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn, huyện Ngọc Lặc đã phân công cụ thể cán bộ phụ trách để chỉ đạo và tham mưu, xây dựng kế hoạch đến các xã, thị trấn thực hiện chương trình OCOP năm 2019 và định hướng những năm tiếp theo.

Huyện Ngọc Lặc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm

Câu lạc bộ dệt thổ cẩm Bảo Hằng, xã Cao Ngọc tạo việc làm cho các lao động lúc nông nhàn.

Đến nay, UBND huyện Ngọc Lặc đã phối hợp với Ban điều hành chương trình OCOP tỉnh tổ chức hội nghị triển khai chương trình cho các cán bộ huyện, xã, thị trấn. Đồng thời, tổ chức cho các xã, thị trấn lựa chọn, đăng ký các sản phẩm có lợi thế để thực hiện. Bên cạnh đó, triển khai nhiều chương trình, dự án khuyến khích phát triển sản xuất, chế biến các sản phẩm trong nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu của chương trình OCOP.

Từ lâu, cây sắn dây đã được người dân xã Ngọc Liên trồng và nhân rộng trên địa bàn và các xã lân cận. Các sản phẩm sắn dây chủ yếu là sắn tươi và tinh bột sắn khô được khách hàng biết đến và tiêu thụ ngày càng tăng. Những năm gần đây, bà con trồng sắn dây trong xã đã có thu nhập khá. Vì thế xã Ngọc Liên đã chủ động chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa, rau màu kém hiệu quả kinh tế sang trồng cây sắn dây. Đến nay, toàn xã đã có hơn 130 ha trồng sắn dây. Sắn dây là loại cây dễ trồng, chịu khô hạn tốt, chi phí đầu tư thấp nên nhiều hộ mở rộng diện tích trồng loại cây này. Để cây sắn dây phát triển hơn nữa, Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã Ngọc Liên quyết tâm thực hiện các tiêu chí theo quy định để các sản phẩm sắn dây trở thành một sản phẩm OCOP trong thời gian tới. Ngoài các sản phẩm sắn dây, xã Ngọc Liên còn tập trung xây dựng sản phẩm miến dong trở thành sản phẩm OCOP.

Tại xã Cao Ngọc, nghề dệt thổ cẩm đang phát triển, góp phần tạo việc làm cho lao động lúc nông nhàn, giúp người dân nâng cao thu nhập và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc miền núi. Trên địa bàn xã đã thành lập câu lạc bộ dệt thổ cẩm Bảo Hằng và truyền dạy nghề dệt miễn phí cho các lao động có nhu cầu học nghề. Hiện cơ sở dệt này đang tạo việc làm cho khoảng 50 lao động, với mức thu nhập trung bình 3,5 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Trần Xuân Lai, Chủ tịch UBND xã Cao Ngọc, cho biết: Thực hiện chương trình OCOP, xã đã tập trung rà soát, xây dựng và xác định sản phẩm chủ lực của địa phương là sản phẩm dệt thổ cẩm. Hiện xã đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, lựa chọn, mở thêm cơ sở dệt ở các thôn, làng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; mở các điểm trưng bày, bán hàng lưu niệm bằng các sản phẩm thổ cẩm và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

Để đạt được mục tiêu mỗi xã một sản phẩm, huyện Ngọc Lặc đang tích cực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của chương trình đến đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Tập trung điều tra, khảo sát, thu thập thông tin đầy đủ, chính xác các sản phẩm thế mạnh của mỗi xã để có định hướng phát triển và xây dựng đề án triển khai thực hiện các sản phẩm trong chương trình OCOP. Tổng hợp các đề xuất đặt hàng liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP. Tổ chức khảo sát tại các xã, thị trấn và xác định sản phẩm nông sản đặc trưng, lợi thế của từng địa phương để đưa vào đề án chung của huyện. Lựa chọn sản phẩm chủ lực gắn với địa phương, doanh nghiệp, HTX để triển khai mô hình thí điểm và nhân rộng trên địa bàn. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu, xây dựng thương hiệu hàng hóa đặc sản xứ Thanh. Tư vấn hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để tổ chức đánh giá và xếp thành phẩm đạt từ 3 sao trở lên làm cơ sở đánh giá xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh, cấp quốc gia. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP.

Bài và ảnh: Lê Hợi


Bài Và Ảnh: Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]