(Baothanhhoa.vn) - Nhờ thực hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, phù hợp với thực tế địa phương, kinh tế của huyện Ngọc Lặc tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo

Nhờ thực hiện các chủ trương, chính sách và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội đúng hướng, phù hợp với thực tế địa phương, kinh tế của huyện Ngọc Lặc tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Huyện Ngọc Lặc nỗ lực phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèoMô hình sản xuất cây ăn quả ở xã Ngọc Trung (Ngọc Lặc) cho hiệu quả kinh tế cao.

Cơ cấu kinh tế huyện Ngọc Lặc tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Hiện huyện Ngọc Lặc đang tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới. Trước mắt, huyện thực hiện tích tụ, tập trung 355 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; chuyển đổi 20 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP. Phấn đấu đến cuối năm 2021, toàn huyện được công nhận 2 sản phẩm OCOP đạt 3 sao đó là, sản phẩm tinh bột sắn dây và gạo nếp hạt cau Mường Yến. Cùng với đó, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng gia trại, trạng trại và chăn nuôi theo hình thức hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ gắn với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi để các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án chăn nuôi tập trung trên địa bàn. Trồng mới 500 ha rừng tập trung, quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng. Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách Nhà nước với vốn doanh nghiệp, vốn xã hội hóa và vốn đóng góp của Nhân dân để đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, góp phần xây dựng nông thôn mới. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực sản xuất hiện có và đầu tư, nâng cấp, mở rộng quy mô sản xuất. Phối hợp với các nhà đầu tư để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, nhất là Tiểu dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Ngọc Lặc; dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I của Tập đoàn Xuân Thiện; dự án đầu tư xây dựng Thiền viện Tùng Lâm tại thị trấn Ngọc Lặc... Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường và phát triển dịch vụ, thương mại. Thường xuyên đôn đốc các nhà đầu tư thực hiện hoàn thành dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại theo kế hoạch. Tích cực tuyên truyền cho Nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển doanh nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Duy trì hoạt động hiệu quả số doanh nghiệp đã thành lập, hạn chế tối đa tình trạng các doanh nghiệp mới thành lập lại giải thể. Thực hiện tốt kế hoạch hành động thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng vùng huyện Ngọc Lặc đến năm 2040 được UBND tỉnh phê duyệt, chủ động tìm kiếm, kêu gọi đầu tư và “đồng hành” cùng với các nhà đầu tư từ giới thiệu địa điểm, hoàn hiện hồ sơ, triển khai thực hiện dự án và trong suốt quá trình dự án đi vào hoạt động. Phối hợp và tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư khu đô thị, như: khu sau chợ Phố Cống và các dự án dọc đường Hồ Chí Minh.

Cùng với đó, huyện Ngọc Lặc tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội. Lồng ghép có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để đầu tư, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, giúp người nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững; phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,3%/năm. Phấn đấu cuối năm 2021, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động xã hội là 45,96%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51,9% trở lên, đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Đồng thời, tuyên truyền các ngày lễ lớn của địa phương, đất nước; trong đó, tập trung tuyên truyền công tác bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026.

Bài và ảnh: Lê Hợi



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]