(Baothanhhoa.vn) - Đến tháng 3-2019, huyện Ngọc Lặc có 157 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (xã Ngọc Khê) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 ngàn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho 2.800 ha/gần 4.000 ha (vụ mùa), 2.200 ha/2.800 ha (vụ chiêm xuân).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phục vụ nước tưới và chống hạn cây trồng vụ chiêm xuân

Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phục vụ nước tưới và chống hạn cây trồng vụ chiêm xuân

Hồ Bai Manh (do Công ty TNHH MTV Sông Chu – Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý) đã được tích đủ nước theo thiết kế phục vụ nước tưới vụ chiêm xuân 2019.

Đến tháng 3-2019, huyện Ngọc Lặc có 157 công trình thủy lợi, ngoài hồ Cống Khê (xã Ngọc Khê) theo thiết kế có dung tích chứa 4 triệu 380 ngàn m3 nước, còn lại là hồ, đập vừa và nhỏ, hàng năm đảm nhận tưới cho 2.800 ha/gần 4.000 ha (vụ mùa), 2.200 ha/2.800 ha (vụ chiêm xuân).

Trong số các công trình thủy lợi kể trên có 11 hệ thống công trình do Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc quản lý, khai thác. Do được xây dựng cơ bản đồng bộ từ hệ thống đầu mối đến kênh mương và được tu sửa thường xuyên, các công trình phát huy hiệu quả phục vụ sản xuất khá tốt, hàng năm bảo đảm tưới cho gần 900 ha cây trồng. Các công trình còn lại do địa phương quản lý, hầu hết được xây dựng từ năm 1984 trở về trước, hiện nay nhiều công trình đã xuống cấp, hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp hạn chế. Vụ chiêm xuân năm 2019, huyện Ngọc Lặc đã gieo cấy 2.862 ha lúa. Hiện nay, lưu vực nhiều hồ chứa nước trên địa bàn không đủ nguồn nước tưới cho diện tích cây trồng đảm nhận. Nhiều công trình như hồ Bai Cô (Thúy Sơn), hồ Ngọc Thanh, hồ Cây Trôi (xã Ngọc Liên), hồ Bu Bu (xã Quang Trung)... hư hỏng nặng, không phát huy được hiệu quả phục vụ sản xuất như thiết kế. Dự báo, đầu tháng 4 tới trời nắng nóng sẽ có khoảng 300 ha lúa vụ chiêm xuân khó khăn về nước tưới, tập trung ở các xã như Mỹ Tân, Đồng Thịnh, Cao Ngọc, Cao Thịnh, Ngọc Sơn,...

Bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ, trong các năm vừa qua, huyện Ngọc Lặc được đầu tư sửa chữa, nâng cấp một số công trình thủy lợi như hồ Trung Tọa (xã Quang Trung), liên hồ chứa nước Bai Manh - Bai Lim (xã Quang Trung và Đồng Thịnh), hồ Chòm Mót (xã Nguyệt Ấn), hồ Bai Sơn (xã Đồng Thịnh), hồ Cống Khê (xã Ngọc Khê),... để đảm bảo nguồn nước tưới cho gần 859 ha cây trồng trên địa bàn. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” các xã trên địa bàn đã đầu tư kinh phí, công lao động, vật liệu tại chỗ để làm mới, tu sửa hàng chục công trình thủy lợi; xây kiên cố hàng chục km kênh mương nội đồng, kênh chính các hồ thủy lợi,... Hàng năm, huyện, xã đã phát động toàn dân làm thủy lợi nội đồng, nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh mương, sửa chữa những hư hỏng nhỏ của công trình, đắp bờ vùng, bờ thửa để giữ nước. Ngoài ra, các xã, thôn còn phát huy nội lực thi công các công trình nhỏ như: phai, đập nhỏ tạm thời dâng nước từ dòng chảy sông, suối để tưới hỗ trợ cho gần 1.500 ha cây trồng.

Để phấn đấu vụ chiêm xuân năm 2019 đạt năng suất lúa 5,8 tấn/1 ha, riêng đối với thủy lợi, Ngọc Lặc xác định ngoài phát huy nội lực, phát động nhân dân góp công sức thường xuyên làm thủy lợi nội đồng và mặt ruộng, khắc phục tạm thời các hệ thống công trình thủy lợi bị xuống cấp, hư hỏng; các xã có hồ đập lớn chủ động tu sửa, nạo vét kênh mương và điều tiết nước tưới hợp lý, sử dụng nước tưới từ hồ, đập, bai tiết kiệm... cho cây trồng sinh trưởng, phát triển; tìm nguồn nước còn đọng lại ở hồ, ao, khe suối, chỉ đạo các xã huy động máy bơm dầu và các phương tiện trong dân bơm, tát nước vào ruộng đồng. Trước mắt, huyện Ngọc Lặc đã rà soát, chủ động chuyển đổi 142 ha diện tích lúa không có nguồn nước hoặc có nguồn nước nhưng không chắc chắn sang trồng các loại cây chịu hạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do khô hạn.

Ngoài các biện pháp công trình, Công ty TNHH MTV Sông Chu - Chi nhánh Ngọc Lặc đã triển khai đồng bộ phương án chống hạn, phục vụ đủ nước cho gần 900 ha lúa vụ chiêm xuân theo kế hoạch. Chi nhánh đã chủ động sửa chữa các hư hỏng nhỏ, bảo đảm an toàn, tích trữ đủ lượng nước theo thiết kế trong 11 hồ, đập đơn vị quản lý; nạo vét kênh cấp I góp phần dẫn nước từ đầu mối đến mặt ruộng. Triển khai một số biện pháp chống khô hạn đến từng công trình như quản lý nguồn nước hồ, đập gắn với tưới nước tiết kiệm; điều tiết nước tưới các công trình thủy lợi phân đợt khoa học, hiệu quả; các tổ thủy nông phân công cán bộ, công nhân bám địa bàn dẫn nước, ưu tiên nước cho vùng cuối kênh, vùng cao khó tưới.

Về lâu dài, các cấp, các ngành chức năng trong huyện cần quan tâm đến tính đặc thù về địa hình (độ dốc lớn không đồng đều, ruộng bậc thang), tập quán, phương thức canh tác, rà soát, thành lập các HTX dịch vụ thủy lợi hoặc tổ dịch vụ nước tưới đúng nhiệm vụ và quyền hạn theo Nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi, không chỉ là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thủy lợi, làm nhiệm vụ bảo vệ, khai thác công trình phục vụ sản xuất, dân sinh trên địa bàn có hiệu quả mà còn đảm bảo cho công trình thủy lợi, nhất là ở cấp xã, thôn có chủ quản lý thực sự. Ngoài ra, việc tích cực trồng và bảo vệ rừng trên địa bàn, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn, bảo đảm cân bằng sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, giữ được nguồn nước cho các hồ, đập phục vụ sản xuất và dân sinh.

Thu Hòa


Thu Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]