(Baothanhhoa.vn) - Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp, thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết... được ví như “cánh tay nối dài” giữa người dân với doanh nghiệp và thị trường.

Huyện Hoằng Hóa phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp

Là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển nông nghiệp, thời gian qua, các HTX trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc định hướng, hỗ trợ và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hình thành các chuỗi liên kết... được ví như “cánh tay nối dài” giữa người dân với doanh nghiệp và thị trường.

Huyện Hoằng Hóa phát triển HTX dịch vụ nông nghiệp

Diện tích sản xuất nông sản an toàn của HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo, xã Hoằng Đạo.

Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa có 60 HTX dịch vụ nông nghiệp và đang duy trì các khâu dịch vụ phục vụ sản xuất, như: thủy lợi, làm đất, cung ứng vật tư nông nghiệp, phun thuốc trừ sâu bệnh, mạ khay máy cấy,... sản xuất và tiêu thụ nông sản, cung ứng thực phẩm tươi sống, rau an toàn... Để phát triển nông nghiệp bền vững, các HTX đã đẩy mạnh giới thiệu sản phẩm nông sản qua các website, hội chợ triển lãm thương mại, cửa hàng giới thiệu sản phẩm trong và ngoài huyện. Từ đó hình thành các mô hình liên kết bao tiêu sản phẩm tiêu biểu như: mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ bắp cải, súp lơ xanh xuất khẩu với Công ty TNHH Nông nghiệp Kim Huy Việt Nam; mô hình trồng dưa Kim Hoàng hậu tại HTX sản xuất thương mại nông nghiệp sạch Hoằng Đạo; mô hình trồng khoai tây liên kết với Công ty CP Quốc tế An Việt; mô hình liên kết sản xuất ngô ngọt với Công ty TNHH Thanh An... Bên cạnh đó, các HTX còn là “cầu nối” để chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đa sinh học kết hợp lúa cá, phát triển trang trại chăn nuôi tập trung... và là lực lượng nòng cốt tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp. Các HTX cũng đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất theo hướng công nghệ cao như: sản xuất lúa giống áp dụng quy trình khép kín; sản xuất trong nhà lưới, nhà màng, có hệ thống tưới phun sương nhỏ giọt tự động; nuôi trồng thủy sản áp dụng nuôi tôm công nghệ cao... Cùng với việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, các HTX đã chủ động, tích cực tham gia Chương trình OCOP, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ, ổn định thu nhập cho các thành viên như: HTX dịch vụ nông nghiệp Hoằng Thắng với sản phẩm dưa hấu đồng quê, HTX chăn nuôi Hoằng Đồng với sản phẩm giò bò Thuật Yến... Trong quá trình sản xuất, các HTX trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đang hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ, điển hình như HTX sản xuất thương mại, nông nghiệp sạch Hoằng Đạo. Chị Lê Thị Quyên, giám đốc HTX, cho biết: HTX đã đầu tư xây dựng nhà lưới, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để trồng dưa Kim Hoàng hậu và một số loại rau màu dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao như: dưa chuột, cà chua, đậu... Bên cạnh đó, HTX đã sản xuất chế phẩm sinh học EM được làm từ các loại nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp như vỏ trái cây, rau, củ,... có tác dụng diệt sâu bọ, nấm các loại, cải tạo đất, khử mùi hôi thối chuồng trại, ủ làm phân hữu cơ sinh học, làm sạch môi trường; đồng thời, chế phẩm này còn được dùng trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng sức đề kháng và tiêu hóa cho vật nuôi, giúp các vật nuôi lớn nhanh, ít bệnh tật... Theo đánh giá, sử dụng chế phẩm sinh học EM cho cây trồng có thể chủ động giảm lượng phân bón sử dụng từ 10 - 15%; tăng sức kháng bệnh cho cây trồng nên sẽ giảm được chi phí thuốc bảo vệ thực vật, cây trồng; cho năng suất cao từ 5 - 10%. Bên cạnh đó, HTX còn nhận thu mua chất thải từ các trang trại chăn nuôi để sản xuất phân hữu cơ; là đầu mối tiêu thụ nông sản, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp cho người dân và hơn 50 HTX trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, HTX có 25 thành viên, trung bình mỗi năm, doanh thu của HTX đạt hàng chục tỷ đồng.

Có thể nói, hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vận động người dân thay đổi cách nghĩ, cách làm, thay đổi tư duy sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tạo điều kiện cho các HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn phát triển, huyện Hoằng Hóa đã hỗ trợ các HTX thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để sản xuất quy mô lớn, áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng cơ giới hóa. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn, quỹ, các chính sách phát triển HTX. Tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật về sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGAP, sơ chế, đóng gói, vận chuyển và kinh doanh rau an toàn... Hướng dẫn cho các HTX đưa các mặt hàng có lợi thế tham gia hội chợ thương mại, triển lãm giúp quảng bá sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, hướng dẫn và hỗ trợ các HTX xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]