(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Hà Trung đã khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi an toàn sinh học... Từ đó, bước đầu hình thành được một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Hà Trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, huyện Hà Trung đã khuyến khích, hỗ trợ người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp; nhất là các mô hình sản xuất nông nghiệp an toàn, hữu cơ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chăn nuôi an toàn sinh học... Từ đó, bước đầu hình thành được một số mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Huyện Hà Trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệpMô hình nuôi ốc nhồi của gia đình anh Vũ Văn Hiệp, xã Hà Vinh.

Với đặc tính dễ nuôi, chi phí thức ăn thấp, nhanh thu hồi vốn, sinh lời cao, tận dụng được phế phẩm nông nghiệp, phù hợp với đồng đất địa phương; nhất là thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định, thời gian qua, anh Vũ Văn Hiệp, thôn Đại Lợi, xã Hà Vinh đã đầu tư xây dựng mô hình nuôi ốc nhồi. Đến nay, sau 3 năm phát triển, mô hình của anh Hiệp có 5 ao nuôi, với tổng diện tích 5.000m2 và 20 bể ươm giống, bể sinh sản, với diện tích 6.000m2. Đưa chúng tôi đi tham quan mô hình, anh cho biết: Ốc tuy sống ở dưới bùn nhưng lại ưa sạch, vì vậy để có một ao nuôi ốc nhồi trước tiên phải hút cạn nước, khử tạp chất, vi khuẩn, lấy nước sạch, không cho các thiên địch như cá, cua, ốc bươu vàng... vào ao nuôi. Thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn bằng nguồn tự nhiên, dễ tìm, chi phí thấp, như rau, củ quả, bèo tấm... Tuy nhiên, phải bảo đảm lượng thức ăn đủ, đều đặn, tránh tình trạng thức ăn thừa dễ gây ô nhiễm môi trường nước khiến ốc bị chết, mắc bệnh. Cũng theo anh Hiệp, trong quá trình nuôi, cần thường xuyên vệ sinh ao nuôi, xử lý môi trường nước bằng nước vôi định kỳ tùy thời tiết, mật độ nuôi... thả nhiều lục bình làm nơi ở cho ốc, vừa tạo không gian xanh mát những ngày hè và ấm áp vào mùa đông. Sau khoảng 8 tháng nuôi, ốc nhồi bắt đầu sinh sản, thời gian sinh sản thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 8, mỗi con ốc mẹ đẻ từ 6 - 7 ổ trứng/năm. Khi ốc sinh sản cần gom trứng về ấp để tỷ lệ nở cao, giảm thiểu thiệt hại do các thiên địch phá hoại, ăn trứng, nhất là chuột. Khi ốc ấp trứng, người nuôi cần lưu ý quan sát trứng để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm phù hợp. Với những con ốc to, khỏe mạnh, anh Hiệp lựa chọn nuôi để tiếp tục nhân giống và sản xuất nguồn giống cho các vụ tiếp theo. Hiện nay, mỗi năm trang trại của anh Hiệp cung cấp cho thị trường 3 tấn ốc thương phẩm và hơn 300 vạn ốc giống; lợi nhuận đạt khoảng 500 triệu đồng/năm.

Nhận thấy việc nhân rộng mô hình nuôi ốc nhồi rất khả thi, phù hợp với những diện tích ao nuôi cá kém hiệu quả và ruộng, đất trũng chủ động được nguồn nước, huyện Hà Trung đã và đang khuyến khích, hỗ trợ người dân đầu tư xây dựng mô hình theo đúng kỹ thuật, tập trung ở các xã Hà Sơn, Hà Vinh.

Có thể nói, các mô hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, làm thay đổi tập quán sản xuất, góp phần tạo việc làm cho lao động địa phương. Để khuyến khích người dân xây dựng các mô hình nông nghiệp hiệu quả, huyện Hà Trung đã thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, hình thành các vùng chuyên canh sản suất, hiệu quả kinh tế cao, như: lúa nếp hạt cau xã Hà Lĩnh, lúa nếp cái hoa vàng xã Hà Long; dứa tại các xã Hà Long, Hà Vinh; dưa chuột tại các xã Hà Giang, Hà Long, Hà Lĩnh... Bên cạnh đó, thực hiện chuyển đổi hơn 1.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao; hình thành các mô hình sản xuất, như trồng cây dược liệu, cây ăn quả áp dụng công nghệ tưới nước theo phương pháp nhỏ giọt, dưa lưới Nhật Bản, nuôi ốc nhồi, cá rô phi... Hằng năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hà Trung tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho người dân; đồng thời, tiếp nhận khảo nghiệm, chuyển giao nhanh các giống cây, con có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt vào sản xuất.

Để phát triển các mô hình sản xuất bền vững, huyện Hà Trung đang xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp với các mô hình như rau, củ, quả an toàn tập trung; lúa - cá, nuôi ốc nhồi thương phẩm... nếu đạt các điều kiện về quy mô, diện tích, kế hoạch sản xuất. Huyện cũng sẽ tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ, định hướng cho người dân xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp, trong đó, ưu tiên các mô hình sản xuất an toàn, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, bảo vệ môi trường, chăn nuôi an toàn dịch bệnh... nhất là phát triển các mô hình gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp đáp ứng yều cầu của thị trường. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, làm căn cứ để đưa vào sản xuất đại trà.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]