(Baothanhhoa.vn) - Nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Thanh Hóa, cùng với lợi thế có hai tuyến Quốc lộ 45, 47 qua địa bàn, thuận lợi cho hoạt động giao thương, huyện Đông Sơn đã tích cực thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp (CCN), đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Đông Sơn phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Nằm ở cửa ngõ phía Tây TP Thanh Hóa, cùng với lợi thế có hai tuyến Quốc lộ 45, 47 qua địa bàn, thuận lợi cho hoạt động giao thương, huyện Đông Sơn đã tích cực thực hiện các quy hoạch phát triển công nghiệp, cụm công nghiệp (CCN), đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động.

Huyện Đông Sơn phát triển công nghiệp và ngành nghề nông thôn

Vận hành dây chuyền chế biến lúa gạo tại Công ty CP Thương mại Sao Khuê, xã Đông Hoàng.

Được biết, triển khai thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn giai đoạn 2016-2020, huyện Đông Sơn đã ban hành Đề án số 1711/ĐA-UBND từ năm 2015. Tại đề án này, cùng với các giải pháp vận động, thu hút đầu tư vào các CCN, cụm nghề hiện có, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng liên quan lập quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp, CCN mới; xây dựng chương trình, kế hoạch tập trung chỉ đạo phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn; hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp thu hút nghề mới, nghề truyền thống gắn với hỗ trợ đào tạo nghề và đầu tư một phần hạ tầng trong các khu công nghiệp, CCN.

Đến nay, trên địa bàn huyện Đông Sơn đã có 3 CCN và 2 cụm nghề xã. CCN Đông Tiến hiện đã được điều chỉnh quy hoạch chi tiết lên 25,04 ha và có 8 đơn vị thuê đất đang tiến hành sản xuất ổn định. Hạ tầng đường trục chính giao thông và hệ thống thoát nước từ Quốc lộ 45 vào trong cụm đang được triển khai thi công. 2 CCN Đông Văn, Đông Ninh hiện đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng kỹ thuật và đang triển khai các bước đầu tư dự án. Trong đó, CCN Đông Văn có diện tích 20 ha, được quy hoạch với các ngành nghề: Nhóm dự án sản xuất vật liệu xây dựng; dịch vụ thuê kho bãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm; nhóm các dự án công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ; nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh; nhóm các dự án văn phòng phẩm; nhóm các dự án chế biến thức ăn chăn nuôi... Hiện nay, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị - Công ty CP đã tiến hành giải phóng mặt bằng được 50% và đang triển khai dự án với tổng mức đầu tư hơn 267 tỷ đồng. Các cụm nghề xã Đông Hoàng, Đông Phú cũng đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư phát triển.

Ngoài ra, huyện còn thu hút được 3 dự án may mặc có quy mô lớn vào địa bàn huyện tại các xã Đông Ninh, Đông Anh và Đông Tiến; trong đó, có 2 dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm thêm cho gần 2.500 lao động. Một số sản phẩm truyền thống của huyện Đông Sơn ngày càng phát huy lợi thế cạnh tranh, như: gạch Tezazzo, đá ốp lát, sản phẩm từ nghề đúc đồng thủ công, các sản phẩm chế biến từ nông sản, thực phẩm... Nhiều ngành nghề nông thôn được duy trì ổn định, tạo việc làm cho người lao động, như: đồ gỗ, thức ăn gia súc, gạch nung.... Ước tính, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 8 tháng năm 2020 đạt 1.665 tỷ đồng.

Đại diện Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Đông Sơn, cho biết: Mặc dù kết quả phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn vượt mục tiêu đến năm 2020, nhưng vẫn chưa đạt kỳ vọng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển chưa theo quy hoạch vùng tập trung; quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm xuất khẩu còn ít, chủ yếu tập trung ở công đoạn gia công nên giá trị gia tăng không cao. Tiến độ đầu tư các CCN chưa đạt kế hoạch. Hiện nay, Đông Sơn đã được Công ty CP Tập đoàn Mặt Trời quan tâm nghiên cứu lập quy hoạch Khu Công nghiệp phía Nam huyện Đông Sơn, với tổng diện tích nghiên cứu khoảng 600 ha, trong đó huyện Đông Sơn diện tích khoảng 400 ha, bao gồm các xã Đông Văn, Đông Yên, Đông Phú. Hy vọng với dự án khu công nghiệp này, hạ tầng đầu tư cho phát triển công nghiệp sẽ bài bản hơn, tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp khi đến đầu tư sản xuất, kinh doanh.

Để phát huy lợi thế, tiềm năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, huyện Đông Sơn đang tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn; ổn định sản xuất cho các cơ sở, doanh nghiệp. Đồng thời, tập trung đào tạo, mở rộng ngành nghề có thế mạnh như đá trang sức tại xã Đông Hoàng, đá mỹ nghệ Nhồi, đúc đồng xã Đông Tiến, ngành nghề chế biến nông lâm sản... Trước mắt, huyện đang tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án triển khai đúng tiến độ.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài Và Ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]