(Baothanhhoa.vn) - Là một địa phương có lợi thế về giao thông, thuận lợi trong thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện các giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Là một địa phương có lợi thế về giao thông, thuận lợi trong thông thương với các vùng kinh tế trọng điểm trong và ngoài tỉnh, những năm gần đây, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện các giải pháp khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN, TTCN), tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Một cơ sở sản xuất ván bóc xuất khẩu tại xã Cẩm Châu (Cẩm Thủy).

Đồng chí Phạm Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Cẩm Châu, chia sẻ: Để nâng cao giá trị lâm sản sau khai thác, xã đã xác định, việc đẩy mạnh các ngành nghề chế biến là con đường tất yếu. Hiện nay, trên địa bàn xã đã có Nhà máy Sản xuất gỗ băm của Công ty TNHH Thanh Thành Đạt đang hoạt động ổn định. Xã cũng đang vận động một số hộ chế biến lâm sản trên địa bàn có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất và thành lập doanh nghiệp, hướng tới hoạt động chuyên nghiệp hơn. Anh Nguyễn Văn Tình, thôn Trung Tâm, xã Cẩm Châu, chủ một cơ sở sản xuất gỗ bóc trên địa bàn xã, cho biết: Hiện nay, thị trường gỗ bóc tiêu thụ khá thuận lợi. Mỗi ngày, cơ sở sản xuất được 2 tấn gỗ bóc, tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với thu nhập 5-6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài nguồn nguyên liệu dồi dào từ các loại cây lâm nghiệp phục vụ sản xuất, chế biến mây tre đan xuất khẩu, đồ mộc, giấy, trên địa bàn huyện Cẩm Thủy còn có nguồn trữ lượng đáng kể là núi đá vôi và một số loại quặng, than đá. Đây là nguồn nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp khai khoáng, sản xuất các loại vật liệu xây dựng như xi măng, đá ốp lát xuất khẩu. Thời gian vừa qua, huyện Cẩm Thủy cũng đã thu hút được một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn vào địa bàn, như: Nhà máy sợi gai Cẩm Tú do Công ty CP Xuất nhập khẩu An Phước đầu tư với số vốn 630 tỷ đồng, công suất 10.000 cọc/năm. Hiện nay, nhà máy đã hoàn thành 70% khối lượng đầu tư xây dựng. Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đá nhân tạo của Công ty CP Đầu tư Vũ Gia Thanh Hóa với tổng mức đầu tư 210 tỷ đồng. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tổng hợp của Công ty CP Đầu tư xây dựng công nghiệp HTH với tổng mức đầu tư 221 tỷ đồng.

Ngoài 3 điểm công nghiệp đang hoạt động tại các xã: Cẩm Lương, Cẩm Châu, Cẩm Tú, để thuận lợi cho việc quản lý các cơ sở sản xuất, hạn chế ô nhiễm môi trường, trên địa bàn huyện đã được quy hoạch 2 cụm công nghiệp (CCN) tại xã Cẩm Châu và Cẩm Tú. CCN Cẩm Tú được quy hoạch với diện tích 19,5 ha, tổng mức đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật 172 tỷ đồng. Hiện nay, CCN Cẩm Tú đã có 2 doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh là Công ty TNHH may Cẩm Hoàng, Công ty TNHH Duyệt Cường sản xuất vàng mã xuất khẩu. 2 doanh nghiệp này đang hoạt động ổn định, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động trên địa bàn huyện và vùng lân cận. Trong năm 2018, CCN Cẩm Châu đã thu hút được nhà đầu tư hạ tầng là Công ty CP Điện năng lượng tái tạo Toàn Cầu và đang triển khai các bước đầu tư, với diện tích 25 ha, tổng mức đầu tư 239 tỷ đồng. Các ngành nghề chủ yếu được định hướng phát triển tại CCN này, là: May mặc, chế biến thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản, thức ăn gia súc, gia cầm, sản phẩm nhựa từ hạt nhựa, sửa chữa cơ khí...

Bên cạnh đó, các ngành, nghề TTCN trên địa bàn huyện Cẩm Thủy cũng được chú trọng phát triển, tập trung ở thị trấn và một số xã, như: Nghề cơ khí ở thị trấn Cẩm Thủy, Cẩm Phong; nghề làm cót nan ở Cẩm Thạch, Cẩm Quý, Cẩm Bình, Cẩm Lương; nghề mộc ở Cẩm Bình, Cẩm Tú, Cẩm Châu; nghề sản xuất bún ở Cẩm Phong... Các ngành nghề TTCN đang tạo việc làm cho gần 1.000 lao động địa phương với thu nhập trung bình từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng/ngày/người.

Đại diện Phòng Kinh tế hạ tầng, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Là một huyện miền núi với nhiều khó khăn nhưng những năm gần đây, tình hình thu hút đầu tư, phát triển CN, TTCN trên địa bàn đã bắt đầu có những tín hiệu khởi sắc. 8 tháng năm 2018, giá trị sản xuất CN, TTCN trên địa bàn đạt hơn 634 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ. Trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng cường xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất mở rộng quy mô, hoạt động ổn định và hiệu quả kinh tế.


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]