(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển các ngành nghề nông thôn. Thông qua việc khôi phục, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động.

Huyện Cẩm Thủy chú trọng phát triển ngành nghề nông thôn

Những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển các ngành nghề nông thôn. Thông qua việc khôi phục, phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, du nhập, nhân cấy nghề mới, góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm ổn định cho lao động.

Huyện Cẩm Thủy chú trọng phát triển ngành nghề nông thônNghề làm miến dong mang lại thu nhập ổn định cho người dân xã Cẩm Bình.

Hiện nay, ngành nghề nông thôn của huyện Cẩm Thủy phát triển khá đa dạng, như: chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; chế biến nguyên vật liệu; sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ và sản xuất các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn..., tạo việc làm thường xuyên cho 18.886 lao động, với thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, có 6.733 cơ sở tham gia sản xuất, kinh doanh trong các ngành nghề nông thôn. Tổng doanh thu từ sản xuất, kinh doanh các ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện hằng năm bình quân đạt hơn 1.600 tỷ đồng.

Là một trong những địa phương phát triển đa nghề, xã Cẩm Bình đã tập trung thu hút, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ cá thể đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện nay, toàn xã có 200 hộ, với khoảng 420 lao động tham gia sản xuất miến dong. Sản phẩm miến dong của xã Cẩm Bình được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Ngoài nghề làm miến dong truyền thống, trên địa bàn xã còn du nhập một số nghề thủ công, như: mây tre đan, thêu ren, sản xuất đồ mộc dân dụng... Ông Lê Minh Đức, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Bình, cho biết: Với lợi thế là tạo được vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất ổn định, nghề làm miến dong đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Do đó, UBND xã đã và đang đề xuất với UBND huyện Cẩm Thủy xây dựng cơ chế hỗ trợ phát triển đối với nghề làm miến. Đồng thời, xã sẽ liên hệ với một số phòng, ban của huyện để tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định cho những sản phẩm nghề khác trên địa bàn và thực hiện nhân cấy nghề mới, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

Trao đổi với đại diện lãnh đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện Cẩm Thủy, được biết: Trên địa bàn huyện có 828 cơ sở, 2.500 lao động hoạt động trong ngành chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 604 cơ sở, 1.552 lao động hoạt động xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn và hơn 1.300 cơ sở, với 3.860 lao động sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, dệt may, thêu ren... Tuy số lượng ngành nghề nông thôn trên địa bàn tương đối nhiều, song trong giai đoạn 2016-2020, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển, đào tạo nghề cho lao động. Do đó, hầu hết các ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ lẻ, phát triển thiếu bền vững, khả năng tiếp cận với thị trường chưa cao.

Để các ngành nghề nông thôn trên địa bàn huyện Cẩm Thủy phát triển hiệu quả, UBND huyện đã định hướng phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, với những nghề chủ yếu, như: Khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm gắn với du lịch cộng đồng tại các xã Cẩm Lương, Cẩm Thạch, Cẩm Thành; phát triển nghề làm miến dong truyền thống tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Liên và phát triển các cơ sở chế biến nông - lâm sản tại một số xã trên địa bàn. Theo đó, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND, ngày 9-3-2021 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Cẩm Thủy”. Trong đó, chú trọng tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng nghề, nâng cao trình độ tay nghề; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động sau học nghề có cơ hội tìm việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, UBND huyện cũng triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức cho các cơ sở sản xuất, các sản phẩm ngành nghề nông thôn tham gia hội chợ để tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Tiếp tục đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo, hỗ trợ tạo việc làm cho lao động ngành nghề nông thôn; có chính sách thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo... và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.

Bài và ảnh: Lê Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]