(Baothanhhoa.vn) - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Bá Thước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi lợi thế

Huyện Bá Thước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi lợi thế

Nông dân huyện Bá Thước đang chăm sóc trang trại trồng quýt hôi. (Ảnh chụp trước ngày 1-4). Ảnh: Tiến Đông

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình trọng tâm về “Phát triển nông nghiệp toàn diện gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới để giảm nghèo nhanh, bền vững” mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã đề ra. Vì vậy, trong những năm qua, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở, chương trình này đã gặt hái được nhiều kết quả đáng khích lệ.

Ngay từ năm 2015 đến nay, huyện Bá Thước đã tập trung quy hoạch vùng sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, thành lập các HTX, khuyến khích hình thành liên kết nhóm hộ sản xuất, xây dựng các mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, gắn với bảo vệ môi trường, hướng dẫn mở rộng diện tích thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật nhằm tăng năng suất, chất lượng và an toàn thực phẩm.

Xã Ban Công là một trong những địa phương đặc biệt khó khăn của huyện Bá Thước, với trên 90% là người dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn... Song những năm qua, với quyết tâm khắc phục khó khăn, đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, xây dựng nông thôn mới.

Để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, xã đã tận dụng lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp để đẩy mạnh phát triển kinh tế đồi rừng; từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Trong nhiều năm, thông qua các chương trình, dự án đầu tư, xã Ban Công đã thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những loại cây trồng mới mang lại hiệu quả, như: Trồng mía nguyên liệu, trồng keo, cây rau màu; phát triển các mô hình trồng cam sành, bưởi đỏ Tân Lạc, quýt hôi... các mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân.

Khác với xã Ban Công, xã Cổ Lũng lại tập trung vào chăn nuôi để phát triển kinh tế, trong đó có mô hình nuôi vịt Cổ Lũng - giống thủy cầm đặc sản của địa phương. Để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và góp phần bảo tồn nguồn gen giống vịt bản địa quý hiếm này, huyện Bá Thước và xã Cổ Lũng đã tạo điều kiện cho các thương nhân ngoài tỉnh vào đầu tư xây dựng trang trại, phát triển giống vịt Cổ Lũng. Tại đây, ông Chu Văn Sáu, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc đã nhận thầu 5.000m2 tại hồ Pó Giấm, thôn Lọng để đầu tư chăn nuôi vịt. Sau khi lựa chọn được 200 bố mẹ vịt giống bản địa, ông đã đầu tư lò ấp vịt, nhân giống và cung ứng vịt giống cho 20 hộ nông dân. Hiện, trang trại của ông đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động.

Ngoài ra, trong năm 2019, 29 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo của 2 thôn trong xã cũng được tham gia dự án chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm theo hình thức đối ứng. Ngoài được cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y, các hộ còn được tập huấn kỹ thuật, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc nên đàn vịt phát triển khỏe mạnh. Hiện, đàn vịt Cổ Lũng tại địa phương đã lên tới khoảng 20.000 con, với 150 hộ tham gia nuôi. Trong đó có 7 hộ nuôi đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vịt thương phẩm được tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh với giá khá cao, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo và cải thiện cuộc sống. Đến nay, giống vịt này đã được các xã lân cận, như: Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm nuôi, nhưng vịt được nuôi tại xã Cổ Lũng vẫn cho chất lượng thịt ngon nhất.

Theo ông Vũ Đình Hảo, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bá Thước: Để phát triển cây trồng, vật nuôi có lợi thế, thời gian qua huyện Bá Thước đã tạo điều kiện về quỹ đất cho người dân xây dựng trang trại, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những trang trại đủ tiêu chí theo quy định để người dân yên tâm đầu tư phát triển lâu dài. Huyện cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi, như: Hỗ trợ và phát triển trang trại có quy mô, hỗ trợ phát triển trồng cỏ, hỗ trợ kinh phí tiêm vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Nhờ đó đến nay, huyện Bá Thước đã trồng được 370 ha cỏ voi và 250 ha ngô, bảo đảm nguồn thức ăn cung cấp cho trên 20 nghìn con trâu và gần 17 nghìn con bò.

Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về phát triển chăn nuôi, đặc biệt là các chính sách về đất đai, nguồn vốn nhằm hỗ trợ người dân đầu tư phát triển chăn nuôi có quy mô. Đồng thời, hướng dẫn người dân nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn thức ăn, phế, phụ phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương, bảo đảm đầy đủ khẩu phần ăn, nâng cao sức đề kháng, khả năng chống đỡ bệnh tật cho đàn gia súc, gia cầm; áp dụng khoa học - kỹ thuật trong công tác chọn giống vật nuôi. Phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con; làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân phát triển theo hướng hàng hóa tập trung; khuyến khích người dân phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng gia trại, trang trại. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể, ngân hàng ký kết ủy thác, tín chấp, hỗ trợ vốn để người dân có vốn đầu tư chăn nuôi, phát triển kinh tế.

Tiến Đạt


Tiến Đạt

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]