(Baothanhhoa.vn) - Sáng 27-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Tham gia tại điểm cầu Thanh Hoá có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Sáng 27-5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò. Tham gia tại điểm cầu Thanh Hoá có đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại điểm cầu Thanh Hoá

Bệnh VDNC trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 10-2020, đến ngày 25-5-2021, dịch bệnh đã xảy ra tại 2.306 xã của 32 tỉnh, thành phố với tổng số 60.176 con gia súc mắc bệnh và 9.539 con gia súc chết, đã được tiêu huỷ theo đúng quy định. Trong đó, có 1.388 ổ dịch chưa qua 21 ngày tại 200 huyện của 27 tỉnh, thành phố với 48.465 con gia súc mắc bệnh và 7.027 con gia súc chết và tiêu huỷ.

Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thời gian tới nguy cơ dịch bệnh sẽ tiếp tục phát sinh và lây lan trong diện rộng.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát biểu tại hội nghị (ảnh chụp màn hình)

Tại Thanh Hoá, ổ dịch bệnh VDNC xuất hiện đầu tiên từ ngày 3-2-2021, đến nay, đã xảy ra tại 5.269 hộ chăn nuôi tại 1.236 thôn, 319 xã của 24 huyện, thị xã, thành phố với tổng 6.728 con trâu, bò mắc bệnh, buộc tiêu huỷ 1.417 con. Đến nay, đã có 25 xã của 11 huyện công bố hết dịch. Trong đó, có huyện Mường Lát đã được khống chế hoàn toàn và công bố hết dịch.

Tại điểm cầu Thanh Hoá, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang đã tham gia ý kiến, nêu rõ: Thanh Hóa là địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, đứng thứ 2 về đàn trâu, thứ 3 về đàn lợn, thứ 4 về đàn gia cầm và thứ 5 về đàn bò.

Trong những tháng đầu năm 2021 dù bị ảnh hưởng của dịch, bệnh, nhưng UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 5 dự án chăn nuôi lợn công nghệ cao với quy mô 17.400 lợn nái và 440.000 lợn thịt/năm.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND và các đại biểu dự tại điểm cầu Thanh Hóa

Xác định VDNC là một loại dịch, bệnh nguy hiển có mức độ lây lan nhanh, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của người dân nên khi bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 10-2020, Tỉnh uỷ, UBND đã có những văn bản chỉ đạo, đưa ra những kế hoạch để sẵn sàng triển khai khi có dịch. Chính vì vậy, đến tháng 2-2021, khi xuất hiện ổ dịch VDNC đầu tiên trên địa bàn tỉnh, Ban chỉ đạo đã nhanh chóng tổ chức họp phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, địa bàn phụ trách và làm việc trực tiếp với các địa phương trên địa bàn tỉnh để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh kịp thời.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội nghị (ảnh chụp màn hình)

Bên cạnh đó, phân công lực lượng tăng cường giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản để phát hiện sớm, xử lý và khống chế các ổ dịch. Thực hiện ký cam kết giữa người chăn nuôi với chính quyền địa phương không bán chạy, không giết mổ, vận chuyển và vứt xác gia súc bị bệnh, chết ra môi trường. Yêu cầu nuôi nhốt và không thả rông trâu, bò.

Về việc tiêm phòng vắc - xin, Thanh Hoá là địa phương có số lượng vắc - xin nhập về lớn nhất cả nước với 260 nghìn liều, hiện nay đã tổ chức tiêm được khoảng 245 nghìn liều, đạt hơn 97% diện tiêm.

Đi đôi với việc chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh VDNC, Thanh Hoá cũng đang duy trì thực hiện các giải pháp để phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, cúm A/H5N6 thông qua 261 chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên địa bàn tỉnh.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Định phát biểu tại hội nghị. (ảnh chụp màn hình)

Thời gian tới, tỉnh Thanh Hoá cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các giải pháp, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm nói chung và dịch bệnh VDNC nói riêng để sớm kiểm soát được dịch bệnh.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng kiến nghị 2 nội dung, đó là: Thứ nhất, để làm tốt công tác phòng, chống dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn cần sớm kiện toàn hệ thống thú y. Thứ 2, theo hướng dẫn của Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn thì không tiêm phòng cho gia súc dưới 2 tháng tuổi trong vùng dịch, dưới 4 tháng tuổi ngoài vùng dịch, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm của các đối tượng này rất lớn; do vậy đề nghị Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, xem xét, hướng dẫn tiêm phòng VDNC cho bê, nghé dưới 1 tháng tuổi trở lên để bao vây dịch.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã gửi lời cảm ơn đến Bộ Nông nghịêp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã quan tâm, hỗ trợ kịp thời đối với công tác phòng, chống dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Hội nghị trực tuyến phòng, chống dịch, bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

Đại diện lãnh đạo tỉnh Hoà Bình phát biểu tại hội nghị. (ảnh chụp màn hình)

Ngay sau khi kết thúc hội nghị trực tuyến, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đánh giá cao việc thực hiện nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm của các sở, ban ngành, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

Theo báo cáo, tính đến thời điểm hiện nay, các dịch bệnh như tả lợn Châu Phi, cúm A/H5N6, lở mồm long móng… đã được kiểm soát, tuy nhiên tại một số địa phương ở khu vực Bắc Trung bộ như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thì tình hình dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn diễn ra vô cùng phức tạp.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các địa phương không thể lơ là, chủ quan. Thời gian tới, các sở, ban, ngành liên quan, các địa phương trên địa bàn tỉnh cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc giải pháp phòng, chống dịch, bệnh trên đàn gia súc, gia cầm nói chung và dịch bệnh VDNC nói riêng. Trong đó, chú trọng công tác phun tiêu độc khử trùng, thuốc diệt côn trùng, vật chủ trung gian truyền bệnh; tiêm phòng vắc - xin VDNC cho trâu, bò, nhất là bê, nghé đến tuổi để hạn chế lây lan dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ tại các lò mổ thủ công và lò mổ tập trung; xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, kinh doanh trâu, bò và các sản phẩm từ trâu, bò tại các vùng có dịch. Các chốt kiểm soát cần vận hành có hiệu quả, tránh hoạt động hình thức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong vận chuyển gia súc, gia cầm.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức về nguy cơ, dấu hiệu nhận biết, tác hại và các biện pháp phòng, chống dịch, bệnh VDNC để người dân, hộ chăn nuôi biết, có sự ứng phó kịp thời.

Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]