(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, Hội Làm vườn và Trang trại (LVTT) tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, thúc đẩy các phong trào, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.

Hội Làm vườn và Trang trại hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Làm vườn và Trang trại (LVTT) tỉnh đã có nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển sản xuất, thúc đẩy các phong trào, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị... góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hội viên.

Hội Làm vườn và Trang trại hỗ trợ hội viên phát triển kinh tếCán bộ Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa cùng các hội viên đi thăm mô hình lúa tím thảo dược tại xã Đông Ninh (Đông Sơn).

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, Hội LVTT tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp, các trang trại có quy mô lớn trong và ngoài tỉnh tổ chức 16 đợt tham quan, học hỏi kinh nghiệm cho các hội viên; mở 157 lớp tập huấn về các kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, như: cải tạo vườn tạp, trồng và chăm sóc cây ăn quả; kỹ thuật nuôi ong mật; hướng dẫn hội viên sử dụng các chế phẩm sinh học, đệm lót sinh học để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi... Bên cạnh đó, hội đã hỗ trợ 3.271 hộ thực hiện cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao; một số hội viên đã mạnh dạn đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt để nâng cao hiệu quả sản xuất. Du nhập một số giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao, như: bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam các loại, lúa tím thảo dược... và khuyến khích, hỗ trợ một số huyện miền núi như Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa,... đưa giống nhãn chín muộn vào trồng thử nghiệm, áp dụng kỹ thuật ghép cành, cải tạo và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao... Đi đôi với đó, hội luôn chú trọng thực hiện xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo hướng liên kết; áp dụng công nghệ cao, an toàn thực phẩm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Một số mô hình tiêu biểu, đã được nhân rộng, như: sử dụng máy cấy lúa kéo tay, xử lý gốc rạ tại ruộng bằng chế phẩm sinh học Sumitri tại các huyện Như Thanh, Thiệu Hóa,...; mô hình nuôi thỏ NewZealand, chim bồ câu Pháp trên đệm lót sinh học tại các huyện Hậu Lộc, Thiệu Hóa, Thọ Xuân,...; mô hình trồng hoa, quả an toàn trong nhà màng tại các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Nga Sơn,... sản xuất mật ong sạch tại huyện Cẩm Thủy... Để nâng cao hiệu quả sản xuất cho hội viên, hội luôn chú trọng tìm kiếm các doanh nghiệp xây dựng các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, như: Mô hình liên kết sản xuất, cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, ghép cải tạo nhãn giữa Công ty TNHH Giống cây trồng Minh Đức với 15 huyện hội; mô hình liên kết chăn nuôi gà thả vườn theo chuỗi giá trị giữa Công ty CP Gasavi với 36 chủ trang trại tham gia, quy mô nuôi gà từ 1.000 – 8.000 con; mô hình liên kết sản xuất ngô ngọt bằng giống lai Hibrix 53 giữa hội viên và Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Hà Trung... Trong sản xuất, hội luôn chú trọng hướng dẫn hội viên thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiêm môi trường trong sản xuất, như: sử dụng các chế phẩm sinh học để ủ rơm rạ phân hủy thành phân bón hữu cơ vi sinh; nuôi ruồi lính đen; xây dựng hơn 8.937 hầm biogas; chuyển giao thành công sử dụng rộng rãi chế phẩm Balasa NOl cùng với kỹ thuật chăn nuôi lợn, gia cầm, thỏ... Để hướng đến phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, hội phối hợp, liên kết với các doanh nghiệp cung cấp nguồn chế phẩm sinh học hỗ trợ hội viên xây dựng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, không chất thải ứng phó với biến đổi khí hậu. Các mô hình hiện đang triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, đó là: phát triển nhà màng trồng rau, củ, quả, dưa các loại; nuôi gà thả vườn, trồng cây ăn quả, nuôi ruồi lính đen, nuôi giun quế, phát triển đàn ong mật...

Được sự hỗ trợ của Hội LVTT, các hội viên đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, mang lại thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Thời gian tới, hội sẽ tiếp tục chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hội viên để nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo ra những sản phẩm an toàn, gắn sản xuất với tiêu thụ; nhất là các mô hình sản xuất tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái, không chất thải. Bên cạnh đó, khảo nghiệm, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đi đôi với phát triển sản xuất, hội tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi...

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]