(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thương mại điện tử (TMĐT) là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kết nối được nhiều khâu đầu vào, đầu ra cho chuỗi sản xuất mà không bị hạn chế như các phương thức truyền thống. Để hỗ trợ các DN nâng cao trình độ ứng dụng TMĐT trong sản xuất, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hữu ích, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, thương mại điện tử (TMĐT) là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ doanh nghiệp (DN) kết nối được nhiều khâu đầu vào, đầu ra cho chuỗi sản xuất mà không bị hạn chế như các phương thức truyền thống. Để hỗ trợ các DN nâng cao trình độ ứng dụng TMĐT trong sản xuất, các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương cũng đã và đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hữu ích, giúp DN nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng với bối cảnh.

Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử

Các doanh nghiệp bán lẻ hướng dẫn khách hàng sử dụng phương án thanh toán qua thẻ.

Ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu, Sở Công Thương, cho biết: Tại Thanh Hóa, TMĐT đã có những bước phát triển khá nhanh, giúp nhiều DN thay đổi phương thức và nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh. Từ đó, góp phần đưa DN hội nhập với xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động TMĐT là đa dạng về hình thức, phức tạp về tính chất, chế tài quản lý của pháp luật lại chưa được hoàn thiện nên vẫn còn nảy sinh một số hành vi vi phạm như kinh doanh hàng hóa không có nguồn gốc, xuất xứ, trốn thuế... Bên cạnh đó, trình độ ứng dụng TMĐT của các DN vẫn chưa thực sự đồng đều. Các ứng dụng giao dịch mua bán trực tuyến, quản lý thông tin khách hàng, đơn đặt hàng bằng cơ sở dữ liệu tự động trên mạng... vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp, nhất là ở bộ phận DN nhỏ và vừa.

Nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, trong thời gian qua, Sở Công Thương đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, các cơ quan chuyên môn, tổ chức các hội nghị, hội thảo nâng cao kỹ năng ứng dụng TMĐT, phổ biến kiến thức pháp luật trong lĩnh vực này. Điển hình như, Sở Công Thương phối hợp với Hiệp hội TMĐT Việt Nam, Cục TMĐT phổ biến các nội dung: Tác động của đại dịch COVID-19 tới nền TMĐT trong nước; đánh giá hiện trạng TMĐT trên địa bàn, những điều chỉnh chiến lược cho giai đoạn tới phù hợp với tình hình phát triển của DN địa phương; giải pháp vận hành DN trong kỷ nguyên mới (bán hàng đa kênh); kỹ năng kinh doanh và tiếp thị trên môi trường trực tuyến; xây dựng trải nghiệm mua sắm online với các sàn TMĐT; đẩy mạnh xuất khẩu trực truyến sau dịch; vai trò của chuyển phát trong nền kinh tế số. Thông qua hội thảo, đã từng bước nâng cao trình độ ứng dụng TMĐT, giúp các DN quảng bá thương hiệu, ký thêm các hợp đồng trong và ngoài nước, thúc đẩy xuất khẩu.

Từ đầu năm đến nay, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến hoạt động TMĐT hỗ trợ DN. Điển hình như tháng 3-2021, Cục TMĐT và kinh tế số (Bộ Công Thương) đã phối hợp với Viện Khoa học quản trị DN và kinh tế số Việt Nam, Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, Tập đoàn Kim Nam Group, ký hợp tác, ra mắt chương trình hợp tác hỗ trợ DN khai thác EVFTA bằng nền tảng TMĐT. Chương trình nhằm hỗ trợ các DN, nhất là DN nhỏ và vừa khai thác hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trong thời gian tới thông qua kết nối hình thức giao dịch qua sàn TMĐT Việt Nam - EU. Chương trình hợp tác kỳ vọng sẽ là bước đầu trong lộ trình tạo ra những giải pháp mang tính nền tảng, căn cơ, lấy công nghệ làm cốt lõi để hỗ trợ cộng đồng DN, nhất là DN nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh nâng cao năng lực, tăng thêm những cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế, tận dụng tối đa các cơ hội do EVFTA mang lại.

Tháng 5 vừa qua, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cũng đã thiết lập gian hàng “Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại” trên các sàn TMĐT như Lazada, Tiki, Shopee, Sendo nhằm hỗ trợ xúc tiến thương mại cho sản phẩm tiềm năng của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Để bảo đảm việc quản lý chất lượng và thông tin sản phẩm được minh bạch, Cục Xúc tiến thương mại đang từng bước hướng dẫn DN về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo đảm sản phẩm cung cấp đúng và đủ thông tin đến người tiêu dùng.

Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các phương thức hỗ trợ trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, DN cần phải tự trang bị, ứng dụng thêm phương tiện, các phần mềm tiện ích về TMĐT, tập huấn và đào tạo bài bản các cách thức quảng bá trực tuyến, xây dựng hình ảnh sản phẩm và hình ảnh của DN, cách thức chăm sóc khách hàng và những dịch vụ sau bán hàng để phát triển bền vững.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]