(Baothanhhoa.vn) - Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều người dân huyện Thường Xuân đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, xã hội. Với hộ nghèo, nguồn vốn vay chính sách đã tạo động lực để họ vươn lên nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm

Từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều người dân huyện Thường Xuân đã xây dựng được mô hình phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình, xã hội. Với hộ nghèo, nguồn vốn vay chính sách đã tạo động lực để họ vươn lên nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ nguồn vốn vay giải quyết việc làmMô hình nuôi ong mật của gia đình anh Vi Văn Vĩnh đóng vai trò chủ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP 3 sao mật ong hoa rừng Yên Nhân của xã Yên Nhân (Thường Xuân). Ảnh: Vân Sơn

Trước đây, anh Vi Văn Vĩnh ở thôn Chiềng, xã Yên Nhân, chuyên vào rừng săn bọng ong rừng lấy mật. Những năm gần đây do người dân khai thác tràn lan, sai cách, đàn ong tản mát đi nhiều nên khan hiếm. Được thụ hưởng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, giai đoạn 2016-2020; gia đình anh được hỗ trợ 3 tổ ong mật để nuôi. Đồng thời, được phòng giao dịch NHCSXH huyện Thường Xuân cho vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm, anh Vĩnh đầu tư thêm giống, nhân rộng mô hình nuôi ong lấy mật. Công sức bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng. Hiện gia đình anh Vĩnh đã nhân đàn lên 340 tổ ong mật. Trừ chi phí, bình quân mỗi năm gia đình anh lãi khoảng 250 triệu đồng từ bán sản phẩm mật ong. Ông Lê Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Nhân, cho biết: Sản phẩm mật ong của gia đình anh Vĩnh được khách hàng tin dùng, đánh giá cao, đóng vai trò chủ lực xây dựng thương hiệu sản phẩm “Mật ong hoa rừng Yên Nhân” vừa được UBND tỉnh công nhận, xếp hạng sản phẩm OCOP 3 sao.

Tuổi đời còn rất trẻ nhưng anh Lương Ngọc Lai ở thôn Tiến Hưng 1, xã Luận Thành đã xây dựng được mô hình làm kinh tế điển hình tại địa phương. Hiện anh là chủ trang trại chăn nuôi gà kết hợp nuôi giun quế và trồng dưa vàng, dưa chuột, được nhiều người biết, tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Theo anh Lai, có được mô hình trang trại chăn nuôi là nhờ được NHCSXH huyện cho vay 200 triệu đồng từ nguồn vốn vay giải quyết việc làm. Hiện trang trại của anh tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động. Lợi nhuận hằng năm sau khi trừ chi phí khoảng trên dưới 220 triệu đồng.

Làm công nhân tại tỉnh Bắc Ninh, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, anh Hoàng Huy Long ở thôn Xuân Thắng, xã Ngọc Phụng đã khăn gói trở về địa phương đầu tháng 10-2021. Biết mình đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn ưu đãi nên ngay sau khi hết thời gian cách ly, anh Long đã làm thủ tục vay NHCSXH huyện với số tiền 80 triệu đồng, cùng với số tiền tích cóp sau một thời gian dài đi làm xa quê, anh đầu tư mở trang trại chăn nuôi lợn với ý chí quyết tâm lập nghiệp “Ly nông bất ly hương”.

Từng là hộ nghèo, thuộc diện khó khăn nhất xã Thọ Thanh, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ vốn của Chính phủ, gia đình bà Mạch Thị Tân ở thôn 1 được vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện để đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. Vốn là người siêng năng, chịu thương chịu khó, biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi nên gia đình bà Tân không những thoát nghèo bền vững mà còn có của ăn của để, xây được căn nhà khang trang. Trong nhà luôn nuôi hàng chục con lợn, trâu, bò và hàng trăm con gà. Không chỉ hộ bà Tân mà hàng nghìn hộ đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng sâu vùng xa trên địa bàn huyện Thường Xuân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Thường Xuân, cho biết: Tổng doanh số cho vay tính đến ngày 31-10-2021 là 134 tỷ đồng với 3.034 lượt khách hàng được vay vốn, tổng dư nợ là 453,6 tỷ đồng, tăng 25,2% tỷ đồng so đầu năm, với 10.261 khách hàng có dư nợ. Trong đó, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là 5,4 tỷ đồng, với 68 khách hàng được vay vốn, tổng dư nợ 10,7 tỷ đồng, tăng 2,2 tỷ đồng so đầu năm, với 168 khách hàng có dư nợ. Thời gian tới, từ nguồn vốn thu hồi và bổ sung từ cấp trên, đơn vị sẽ tiếp tục tham mưu cho ban đại diện NHCSXH huyện ưu tiên phân bổ để giải ngân cho các lao động tham gia vào mô hình, dự án đã xây dựng nhưng chưa được vay vốn. Đồng thời, chỉ đạo cán bộ ngân hàng phối hợp với UBND các xã có lợi thế trong sản xuất các sản phẩm đạt OCOP hay VietGAP triển khai rà soát các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao nhưng thiếu nguồn vốn, chưa mở rộng sản xuất quy mô tập trung được nhiều, để thẩm định cho vay vốn. Tiếp tục thực hiện nhiều chương trình tín dụng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Vân Sơn



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]