(Baothanhhoa.vn) - Theo giới thiệu của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, chúng tôi tìm đến cánh đồng thôn Cự Phú, xã Công Liêm (Nông Cống). Nơi đây, cả một vùng đồi rộng lớn được phủ một màu xanh của cây riềng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình trồng riềng tập trung

Hiệu quả từ mô hình trồng riềng tập trung

Diện tích trồng riềng tập trung ở thôn Cự Phú, xã Công Liêm (Nông Cống).

Theo giới thiệu của cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Nông Cống, chúng tôi tìm đến cánh đồng thôn Cự Phú, xã Công Liêm (Nông Cống). Nơi đây, cả một vùng đồi rộng lớn được phủ một màu xanh của cây riềng.

Ông Mạch Xuân Hồng, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Công Liêm, cho biết: Cây riềng bắt đầu du nhập vào xã Công Liêm từ năm 2013. Ban đầu loại cây này chỉ được trồng ở diện tích đất vườn tạp của các hộ dân. Sau 2 năm trồng thử nghiệm, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, nên UBND xã Công Liêm đã mạnh dạn vận động, hướng dẫn một số hộ dân có đất đồi trồng mía, sắn hiệu quả kinh tế thấp chuyển đổi sang trồng riềng. Từ mô hình chuyển đổi ban đầu, đến nay, xã Công Liêm đã hình thành được vùng trồng riềng tập trung, tổng diện tích 25 ha, với gần 100 hộ dân tham gia.

Là hộ đầu tiên đưa cây riềng trồng trên vùng đất đồi, đến nay, diện tích trồng riềng của gia đình anh Nguyễn Văn Trung, thôn Cự Phú, xã Công Liêm đã được mở rộng lên hơn 2 ha. Với kinh nghiệm nhiều năm trồng riềng, anh Trung cho biết: Cây riềng là cây dễ tính, ít sâu bệnh, lại chịu hạn tốt nên phù hợp với vùng đất đồi của xã. Năng suất và chất lượng của riềng tùy thuộc vào thời gian trồng. Nếu tiến hành thu hoạch sau 12 tháng kể từ khi bắt đầu trồng thì đạt năng suất khoảng 50 tấn/1 ha, còn nếu để kéo dài đến 18 tháng thì năng suất lên tới 75 đến 80 tấn/ha. Giá bán củ riềng thì phụ thuộc vào từng loại. Nếu riềng để cả rễ bán thì đạt từ 330 đến 520 triệu đồng/ha, lãi đạt từ 200 đến 400 triệu đồng/ha. Còn nếu củ riềng được rửa sạch, cắt rễ giá cao hơn gần gấp đôi, nên doanh thu đạt từ 500 đến 800 triệu đồng/ha, lãi tới 400 đến 600 triệu đồng/ha.

So với các cây trồng khác trên địa bàn như: Sắn, mía, củ từ, cây riềng đang đạt hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần, nên hiện đang là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao nhất trên địa bàn xã Công Liêm. Điều đáng nói hơn là, do diện tích trồng riềng của xã được trồng thành vùng tập trung nên đã và đang thu hút được nhiều thương lái trong tỉnh và các tỉnh, thành phố, như: Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh... tìm đến để thu mua, thị trường tiêu thụ được bảo đảm, nhất là vào thời điểm cuối năm, nhiều hộ dân không còn riềng để bán.

Với hiệu quả kinh tế đạt được, riềng hiện là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của xã Công Liêm. Tuy vậy, các hộ dân trồng riềng nơi đây vẫn đang thường trực nỗi lo về thị trường tiêu thụ. Bởi, dù đang có thị trường tiêu thụ tốt, song toàn bộ đều đang do thương lái thu mua, nếu diện tích trồng riềng tiếp tục được mở rộng thì người dân có thể sẽ phải đối mặt với khó khăn trong việc tiêu thụ, hoặc dễ bị thương lái ép giá do cung vượt quá cầu. Do đó, để bảo đảm phát triển bền vững cho diện tích trồng riềng trên địa bàn xã, UBND xã Công Liêm đang nỗ lực tìm kiếm, thu hút doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân, từ đó xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại những diện tích có khả năng trồng riềng, UBND xã sẽ định hướng việc mở rộng diện tích trồng riềng, tránh tình trạng phát triển nóng, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]