(Baothanhhoa.vn) - Trước kia cây trồng phục vụ chế biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn, dứa... Đến năm 2015, khi thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, thì nhiều loại cây trồng khác phục vụ chế biến mới được du nhập và phát triển trên địa bàn. Các mô hình sản xuất các loại cây trồng gắn với chế biến ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế cũng như tính bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ mô hình trồng cây phục vụ chế biến

Trước kia cây trồng phục vụ chế biến trên địa bàn tỉnh chủ yếu là cây công nghiệp ngắn ngày như mía, sắn, dứa... Đến năm 2015, khi thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tỉnh định hướng phát triển nông nghiệp gắn với chế biến, thì nhiều loại cây trồng khác phục vụ chế biến mới được du nhập và phát triển trên địa bàn. Các mô hình sản xuất các loại cây trồng gắn với chế biến ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế cũng như tính bền vững.

Hiệu quả từ mô hình trồng cây phục vụ chế biếnNông dân xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc) thu hoạch ngô ngọt phục vụ chế biến của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Những năm gần đây, cây khoai tây du nhập vào địa bàn tỉnh và nhanh chóng được nhân rộng. Từ 2 mô hình liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm ban đầu giữa Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế An Việt và hai huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, với quy mô 20 ha; đến nay diện tích trồng khoai tây phục vụ chế biến trên địa bàn tỉnh đã được mở rộng lên tới hơn 1.000 ha, với sự tham gia của gần 200 HTX liên kết với 3 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, bao tiêu sản phẩm.

Bà Trần Thị Mai, xã Phú Lộc (Hậu Lộc), cho biết: Mô hình liên kết trồng khoai tây phục vụ chế biến nhiều năm nay, luôn duy trì, lợi nhuận đạt từ 70 đến 80 triệu đồng/ha/vụ. Do là cây trồng phục vụ chế biến, nên diện tích trồng khoai tây được phát triển theo hướng chuyên canh, tập trung, quy mô lớn. Vì vậy, việc trồng cây khoai tây chế biến nói riêng và cây trồng chế biến nói chung, giúp cho các địa phương hình thành và phát triển được những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn.

Cánh đồng chuyên trồng 2 loại cây phục vụ chế biến là ngô ngọt và đậu tương rau của xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc), có diện tích gần 100 ha. Thời điểm này, cùng với việc chăm sóc, một số diện tích trồng ngô ngọt đã cho thu hoạch. Ông Phạm Văn Thụ, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp xã Vĩnh Quang, cho biết: Đây là năm thứ 6 HTX liên kết với Công ty CP Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao sản xuất ngô ngọt để phục vụ chế biến các sản phẩm nông sản cho công ty. Việc liên kết sản xuất được thực hiện theo phương thức công ty cung ứng vật tư cũng như chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Đến kỳ thu hoạch, công ty sẽ thu mua toàn bộ sản phẩm ngay tại ruộng để đưa về chế biến. Với mỗi ha trồng ngô ngọt, năng suất ước đạt từ 17 - 19 tấn/vụ, lợi nhuận đạt khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/vụ; cao hơn so với trồng ngô đại trà khoảng 10 - 15 triệu đồng/ha/vụ. Đáng chú ý, do sản phẩm ngô ngọt được trồng chủ yếu phục vụ chế biến của doanh nghiệp nên trong suốt 6 năm qua, với 15 vụ thực hiện liên kết sản xuất ngô ngọt, chưa khi nào xảy ra tình trạng sản phẩm sau thu hoạch bị ứ đọng, ngưng trệ.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc hiện đang phát triển sản xuất nhiều loại cây trồng phục vụ chế biến, trên cơ sở đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Hiện, toàn huyện có 300 ha đất chuyên sản xuất các loại cây trồng phục vụ chế biến theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Những mô hình liên kết sản xuất cây trồng phục vụ chế biến ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững. Do vậy, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và các địa phương đều chú trọng định hướng cho bà con nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng các loại cây trồng phục vụ chế biến, đạt giá trị kinh tế cao. Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi năm, toàn tỉnh có 68.000 ha cây trồng các loại được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp. Phần đa các sản phẩm từ diện tích liên kết này đều được các doanh nghiệp thu mua để phục vụ chế biến. Vì vậy, việc tiêu thụ và hiệu quả kinh tế của diện tích cây trồng này đều ổn định, với lãi bình quân đạt từ 150 triệu đến 200 triệu đồng/ha/năm.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]