(Baothanhhoa.vn) - Vụ đông 2019-2020, tỉnh, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ, khuyến khích sản xuất vụ đông. Theo đó, hàng loạt chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất vụ đông năm nay đã được ban hành, như: Hỗ trợ kinh phí mua giống ngô gieo trồng vụ đông, với mức hỗ trợ 650.000 đồng/ha; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, mượn đất để sản xuất các loại cây trồng vụ đông, gồm: Ngô thương phẩm, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi, ngô ngọt xuất khẩu, dưa xuất khẩu, ớt, khoai tây, rau đậu các loại, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ kinh phí mua giống phục vụ xây dựng mô hình sản xuất rau màu theo chuỗi giá trị, với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với khoai tây; 3 triệu đồng/ha đối với ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu và rau màu các loại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông

Vụ đông 2019-2020, tỉnh, các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh về hỗ trợ, khuyến khích sản xuất vụ đông. Theo đó, hàng loạt chính sách hỗ trợ tổ chức, cá nhân sản xuất vụ đông năm nay đã được ban hành, như: Hỗ trợ kinh phí mua giống ngô gieo trồng vụ đông, với mức hỗ trợ 650.000 đồng/ha; hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức, cá nhân thuê đất, mượn đất để sản xuất các loại cây trồng vụ đông, gồm: Ngô thương phẩm, ngô dày làm thức ăn chăn nuôi, ngô ngọt xuất khẩu, dưa xuất khẩu, ớt, khoai tây, rau đậu các loại, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha; hỗ trợ kinh phí mua giống phục vụ xây dựng mô hình sản xuất rau màu theo chuỗi giá trị, với mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha đối với khoai tây; 3 triệu đồng/ha đối với ngô ngọt, ngô bao tử, dưa bao tử, dưa xuất khẩu, ớt xuất khẩu và rau màu các loại.

Hiệu quả từ chính sách hỗ trợ sản xuất vụ đông

Nông dân xã Trường Xuân (Thọ Xuân) thu hoạch cà chua vụ đông 2019-2020.

Ngoài các chính sách của tỉnh, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh cũng ban hành chính sách hỗ trợ thêm kinh phí để phát triển các đối tượng cây trồng có lợi thế trên địa bàn. Điển hình như huyện Nga Sơn, đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, như: Hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây khoai tây ngoài chỉ tiêu diện tích phân bổ của tỉnh, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ trở lên, mức hỗ trợ 5 triệu đồng/ha/vụ; hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây hành Baro, hành lá liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ; hỗ trợ các xã tổ chức sản xuất cây dưa leo xuất khẩu liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quy mô từ 5 ha/đơn vị/vụ, mức hỗ trợ 10 triệu đồng/ha/vụ; hỗ trợ tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật các cây trồng, như: Hành Baro, hành lá, dưa leo xuất khẩu, mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/vụ. Các chính sách hỗ trợ được triển khai đã giúp huyện mở rộng được diện tích đối tượng cây trồng có lợi thế, nhất là diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm.

Vụ đông năm nay, huyện Hậu Lộc đã dành 10 tỷ đồng từ ngân sách huyện để hỗ trợ các xã, HTX dịch vụ nông nghiệp, hộ dân sản xuất rau an toàn quy mô từ 3 ha trở lên, với mức hỗ trợ 150 triệu đồng/mô hình sản xuất tập trung. Đồng thời, có chính sách khen thưởng đối với các xã, thị trấn thực hiện vượt chỉ tiêu về diện tích sản xuất vụ đông được giao và có diện tích được liên kết và bao tiêu sản phẩm lớn. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của tỉnh và của huyện, nên diện tích gieo trồng vụ đông của huyện đã đạt hơn 2.600 ha. Đáng chú ý, tổng diện tích liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm vụ đông năm nay của toàn huyện đạt 711 ha. Trong đó, ớt 356,6 ha, ngô ngọt 153 ha, còn lại là cây đậu và rau màu các loại, như: Hành lá, đậu tương rau, cây cà chua, dưa chuột.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ban hành, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất vụ đông tại các địa phương trong nhiều năm nay đã giúp việc sản xuất vụ đông trên địa bàn tỉnh chuyển biến theo hướng gia tăng giá trị sản xuất, phát triển bền vững thông qua việc hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, nhiều diện tích cây trồng được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tính đến đầu tháng 12-2019, toàn tỉnh có hơn 6.000/50.000 ha cây trồng vụ đông được liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp. Các địa phương và bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đã nhận thấy được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất vụ đông, từ đó không ngừng đẩy mạnh sản xuất để vụ đông trở thành vụ sản xuất chính trong năm.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]