(Baothanhhoa.vn) - Trước ngày Tết ông Công, ông Táo (ngày 23 tháng Chạp), trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Bái Trúc, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) lại nhộn nhịp, tấp nập người tới mua cá chép đỏ. Hiện nay, gia đình ông Sơn có tổng diện tích 4,5 ha ao nuôi thả cá. Trong đó, có 0,5 ha nuôi cá chép đỏ phục vụ Tết ông Công, ông Táo. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng cá chép đỏ ổn định. Dự kiến, trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 4 tấn cá chép đỏ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả nghề nuôi cá chép đỏ tại thị trấn Tân Phong

Trước ngày Tết ông Công, ông Táo (ngày 23 tháng Chạp), trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Bái Trúc, thị trấn Tân Phong (Quảng Xương) lại nhộn nhịp, tấp nập người tới mua cá chép đỏ. Hiện nay, gia đình ông Sơn có tổng diện tích 4,5 ha ao nuôi thả cá. Trong đó, có 0,5 ha nuôi cá chép đỏ phục vụ Tết ông Công, ông Táo. Năm nay, thời tiết thuận lợi nên năng suất, sản lượng cá chép đỏ ổn định. Dự kiến, trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn cung cấp cho thị trường khoảng 4 tấn cá chép đỏ.

Hiệu quả nghề nuôi cá chép đỏ tại thị trấn Tân Phong

Nghề nuôi cá chép đỏ phục vụ Tết ông Công, ông Táo đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thị trấn Tân Phong (Quảng Xương).

Trong đó, khoảng 3 tấn cung cấp cho thương lái các tỉnh Ninh Bình, Bắc Ninh, Hà Tĩnh... và khoảng 1 tấn cung cấp cho thị trường trong tỉnh. Với giá bán từ 80.000 - 90.000 đồng/kg, gia đình ông Sơn có doanh thu khoảng 320 đến 360 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 160 đến 180 triệu đồng từ nuôi cá chép đỏ.

Ông Sơn cho biết: Cá chép đỏ được nuôi với mật độ dày hơn nhiều so với nuôi cá chép thương phẩm, vì vậy trong quá trình nuôi phải dùng sủi hoặc bơm té để tăng nồng độ oxy trong nước. Cùng với đó, phải chú ý phòng bệnh cho cá nghiêm ngặt. Song, để cá có màu đỏ đẹp mắt, người nuôi phải có kỹ thuật và kinh nghiệm. Được biết, gia đình ông Nguyễn Văn Sơn đã có hơn 40 năm kinh nghiệm trong nuôi thả cá chép đỏ nên sản phẩm luôn được thương lái và người tiêu dùng đánh giá cao. Sau 6 tháng thả nuôi, chăm sóc, đến khi thu hoạch, cá chép đỏ có trọng lượng từ 50 - 60 con/kg, kích cỡ vừa phải, màu sắc đỏ tươi hoặc vàng, đuôi dài, vây nhọn, vảy ánh đẹp, khỏe mạnh, nhìn rất bắt mắt.

Không chỉ tại gia đình ông Sơn mà trong cùng thôn Bái Trúc, các hộ gia đình ông Nguyễn Văn Loan, Nguyễn Văn Bảy... cũng nhộn nhịp người đến đặt tiền mua cá chép đỏ. Một thương lái cho biết: Nghề nuôi cá chép đỏ ở thị trấn Tân Phong đã có từ nhiều năm nên kinh nghiệm nuôi thả, chăm sóc của các hộ khá tốt, cá luôn khỏe, đẹp nên được người tiêu dùng trên thị trường ưa chuộng. Vì vậy, từ đầu tháng Chạp, các thương lái đã về đặt tiền và thu mua cá chép đỏ để vận chuyển đi các thị trường trong, ngoài tỉnh chuẩn bị tiêu thụ vào ngày Tết ông Công, ông Táo.

Trao đổi với ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tân Phong, được biết: Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có hơn 300 hộ nuôi thả cá chép đỏ, tập trung ở các thôn: Bái Trúc, Tân Hậu, Tân Cổ... với tổng diện tích khoảng 60 ha. Trong đó, có 6 hộ nuôi thả cá quy mô trang trại còn lại là nuôi trong ao của gia đình. Thời gian nuôi chỉ tập trung khoảng 5 - 6 tháng cuối năm, tổng sản lượng cá chép đỏ của địa phương đạt khoảng 45 - 50 tấn/năm, doanh thu khoảng 3,6 đến 4 tỷ đồng/năm, cao gấp 5 - 7 lần so với nuôi các loại cá thương phẩm khác.

Hiện thị trấn Tân Phong đã thực hiện lồng ghép nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích người dân mở rộng quy mô, ứng dụng kỹ thuật nuôi thả mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đồng thời, hướng tới thành lập các tổ hội nghề nuôi cá nhằm hỗ trợ các hộ nuôi thả phát triển ổn định bền vững và nâng cao giá trị kinh tế của nghề truyền thống.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]