(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vào trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, do muốn có được năng suất vượt trội, bà con nông dân đã lạm dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vô cơ. Điều này không những làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất, mà còn làm cho đất bị chai cứng, mất khả năng giữ nước và hấp thụ dinh dưỡng giảm, gây ô nhiễm môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả của mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa

Những năm gần đây, để tăng năng suất, hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh đã sử dụng các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật vào trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa. Tuy nhiên, tại nhiều nơi, do muốn có được năng suất vượt trội, bà con nông dân đã lạm dụng lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vô cơ. Điều này không những làm tăng chi phí trong quá trình sản xuất, mà còn làm cho đất bị chai cứng, mất khả năng giữ nước và hấp thụ dinh dưỡng giảm, gây ô nhiễm môi trường.

Hiệu quả của mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa

Cán bộ ngành nông nghiệp và HTX các địa phương thăm, đánh giá hiệu quả thực tế mô hình ứng dụng gói kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa tại xã Định Tường (Yên Định).

Để góp phần làm giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải tạo đất, vụ chiêm xuân 2018-2019, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung bộ và Tổng Công ty Vật tư nông nghiệp Nghệ An phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định triển khai thực hiện mô hình thực nghiệm ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa. Theo đó, các đơn vị đã thực hiện xây dựng mô hình tại xứ đồng Dọc Thông, thôn Ngọc Sơn, xã Định Tường, huyện Yên Định, với 68 hộ tham gia.

Trong quá trình thực hiện, mô hình đã ứng dụng trọn gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa, gồm: Phay đất, san ruộng bảo đảm đất tơi nhuyễn, bằng phẳng. Sử dụng giống lúa thuần NA6 vào gieo cấy bằng phương pháp cấy máy, mật độ 28 khóm/m2. Trong quá trình chăm sóc và bảo vệ lúa, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bà con nông dân sử dụng lượng phân bón hữu cơ kết hợp với phân bón vô cơ. Không phun thuốc trừ cỏ mà thực hiện làm cỏ sục bùn với bón phân thúc lần 1, đồng thời tiến hành nhổ cỏ bụi kết hợp với bón thúc lần 2. Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp phòng, trừ dịch hại tổng hợp, ưu tiên sử dụng thuốc có nguồn gốc thảo dược, sinh học để phun trừ các loại sâu bệnh theo nguyên tắc “4 đúng”. Ngoài ra, mô hình còn ứng dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm khô, ướt xen kẽ.

Kết quả theo dõi từ thực tế mô hình cho thấy, nhờ ứng dụng trọn gói kỹ thuật tiên tiến, nên lúa sinh trưởng và phát triển tốt, độ cứng cây, tàn lá, thoát cổ bông cao, khả năng kháng bệnh cao, chi phí đầu vào giảm, năng suất thực thu của mô hình đạt gần 81,9 tạ/ha/vụ, cao hơn 7,6 tạ/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Theo tính toán của các đơn vị tổ chức mô hình và các hộ dân, do ứng dụng trọn gói kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất lúa, nên chi phí giảm khoảng 2,7 triệu đồng/ha/vụ, lợi nhuận đạt 41,8 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 9,3 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất truyền thống. Không chỉ đạt hiệu quả về kinh tế, việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến còn giúp đất cân bằng dinh dưỡng, cải tạo đất, giúp phòng tránh một số bệnh lý trên cây lúa, như: Nghẹt rễ, vàng lá sinh lý...

Đánh giá tổng quát về hiệu quả mô hình, ông Nguyễn Duy Minh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Mô hình ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tiên tiến trong sản xuất lúa giúp giảm lượng giống, phân bón khoảng 20%, từ đó, giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất, lợi nhuận cho người trồng lúa. Đáng nói hơn, mô hình đã giúp các hộ nông dân tiếp cận, ứng dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất, thay đổi tư duy, thói quen lạm dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vô cơ vào sản xuất, thay vào đó chuyển sang sử dụng các loại phân bón hữu cơ, thảo dược, sinh học vào chăm sóc, bảo vệ lúa và các cây trồng khác, hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo ra các sản phẩm an toàn thực phẩm. Từ những hiệu quả nói trên, nên các đơn vị tổ chức mô hình đang đề nghị các sở, ngành có liên quan của tỉnh tiếp tục triển khai xây dựng mô hình ở một số vùng trọng điểm trồng lúa của tỉnh để khảo nghiệm, từ đó lấy cơ sở nhân ra diện rộng.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]