(Baothanhhoa.vn) - Nhận thấy giá trị của cây dược liệu, chị Nguyễn Thị Lan Anh - chủ cơ sở Đông y Quang Anh, xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã mày mò nghiên cứu, phát huy bài thuốc dân gian để bào chế ra nhiều sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, trong đó có 2 sản phẩm là Ngâm chân Mộc Việt và Lá xông cảm lạnh đã được công nhận đạt chất lượng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Nhận thấy giá trị của cây dược liệu, chị Nguyễn Thị Lan Anh - chủ cơ sở Đông y Quang Anh, xã Quảng Khê (Quảng Xương) đã mày mò nghiên cứu, phát huy bài thuốc dân gian để bào chế ra nhiều sản phẩm hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, trong đó có 2 sản phẩm là Ngâm chân Mộc Việt và Lá xông cảm lạnh đã được công nhận đạt chất lượng 3 sao sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Chị cho biết: Người dân xã Quảng Khê và vùng lân cận thường thường tranh thủ lúc nhàn rỗi lên núi hái lá, tìm cây thuốc mang về trữ và bán cho các hàng thuốc nam. Bản thân chị cũng nhận thấy việc sử dụng thuốc nam thường lành tính, nên nảy sinh ý tưởng biến lợi thế địa phương thành cơ hội phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, từ những loại cây mọc sẵn trong tự nhiên trở thành sản phẩm thảo mộc mang nhãn hiệu Mộc Việt là một hành trình dài, phải bỏ nhiều công sức tìm hiểu, nghiên cứu. Qua nhiều thất bại mới tạo nên nhóm sản phẩm Mộc Việt tiện lợi, hiệu quả cho khách hàng sử dụng.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Chị đã giành thời gian theo học Đông y với mong muốn hiểu rõ đặc trưng của từng nhóm cây dược liệu cũng như biết cách bào chế từng loại thuốc. Sau khi có bằng chuyên môn, chị mở Phòng khám Đông y Quang Anh để thăm khám, điều trị cho bệnh nhân. Chị còn nghiên cứu ra nhiều bài thuốc bổ trợ sức khỏe được nhiều người tin dùng.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Với lợi thế nền tảng kiến thức cũng như thế mạnh về nguồn nguyên liệu, nguồn lao động dồi dào tại địa phương, chị đã đẩy mạnh việc đưa thảo dược trở thành sản phẩm hàng hóa cung ứng ra thị trường. Nhiều sản phẩm an toàn có nguồn gốc tự nhiên được nghiên cứu dành cho khách hàng là phụ nữ mang thai, sau sinh và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Ngoài những loại cây dễ kiếm trong vùng như bồ công anh, tía tô, lá lốt, sả, nhiều cây thuốc hiếm như: Sa nhân, kì tử, kim ngân hoa... cũng được chị thu mua về bào chế, chiết xuất ra các sản phẩm đặc trị. Để tiện cho việc sử dụng của khách hàng, thuốc được nghiền, cho vào túi lọc.

Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP

Nhờ có nguồn gốc tự nhiên an toàn và hiệu quả, dần dần các sản phẩm thảo mộc của chị không chỉ được thị trường trong tỉnh đón nhận mà còn vươn ra thị trường tỉnh ngoài, nhờ đó doanh thu năm 2020 ước đạt 900 triệu đồng.

“Những sản phẩm được bào chế từ thảo mộc không chỉ có giá trị chăm sóc sức khỏe, mà thẳm sâu trong đó còn là việc bảo tồn tri thức, nguồn nguyên liệu địa phương, lớn hơn là thể hiện sự gìn giữ, lòng biết ơn với các loại thảo mộc tự nhiên”, chị Lan Anh tâm sự.

Thanh Hoà

Tin liên quan:
  • Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP
    Phát triển sản xuất để “nâng chất” nông thôn mới

    Phát triển sản xuất luôn được xem là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt và có tính quyết định trong việc thực hiện thành công Chương trình Xây dựng nông thôn mới (NTM) tại các địa phương trên địa bàn. Bởi, yếu tố này không những nâng cao thu nhập người dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, mà còn tạo nguồn lực để các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng NTM theo hướng bền vững.

  • Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP
    Hai sản phẩm OCOP ở xã 135 tại Thanh Hóa

    Hai sản phẩm Chè sạch Bình Sơn và Mật ong bốn mùa hoa rừng nguyên chất, là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa. Điều đáng nói 2 sản phẩm này được xây dựng ở xã Bình Sơn, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa - xã miền núi 135 còn nhiều khó khăn.

  • Hành trình đưa thảo mộc địa phương thành sản phẩm OCOP
    Sản phẩm đạt chuẩn OCOP của Thanh Hóa lọt Top 10 Quốc gia

    Thanh Hóa hiện đã có 59 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn từ 3-4 sao cấp tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đang đề xuất công nhận đạt chuẩn 5 sao cấp Quốc gia, xếp thứ 10 cả nước về số lượng sản phẩm đạt chuẩn OCOP chỉ sau 2 năm triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (gọi tắt là OCOP).


Thanh Hoà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]