(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và sự vào cuộc của chính quyền địa phương, hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế trong lựa chọn tiêu dùng của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Mường Lát.

Hàng Việt Nam lên vùng cao Mường Lát

Những năm gần đây, triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và sự vào cuộc của chính quyền địa phương, hàng Việt ngày càng chiếm ưu thế trong lựa chọn tiêu dùng của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Mường Lát.

Hàng Việt Nam lên vùng cao Mường Lát

Người dân xã Quang Chiểu lựa chọn hàng tiêu dùng có xuất xứ trong nước.

Chúng tôi đến xã Quang Chiểu, vào thăm cửa hàng tạp hóa của chị Lê Thị Minh, ở bản Pọng, với diện tích khoảng 60m2 nhưng cửa hàng bán đầy đủ các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho người dân. Chị Minh cho biết: Gia đình chị kinh doanh cửa hàng tạp hóa từ năm 2010, ngày đó hàng Việt không nhiều, chỉ chiếm khoảng 45%. Nhưng từ khi có cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” người dân nhận thấy hàng Việt an toàn, chất lượng, giá cả phù hợp nên bà con ngày càng tin dùng. Hàng hóa tại cửa hàng 100% là hàng Việt Nam, chủ yếu nhập ở các đại lý trong tỉnh, các sản phẩm đều ghi hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, mẫu mã đa dạng, giá cả phù hợp với nhu cầu của người dân.

Xuôi về trung tâm xã Pù Nhi, chúng tôi vào cửa hàng tạp hóa của gia đình chị Nguyễn Thị Tuyết, ở bản Na Tao, chị chia sẻ với chúng tôi: Trước đây, giao thông chưa thuận lợi, hàng hóa vận chuyển lên xã còn nhiều khó khăn nên có nhiều mặt hàng không có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác. Nhưng từ khi Nhà nước đầu tư làm con đường nhựa chạy qua trung tâm xã, hàng hóa lưu thông thuận tiện nên gia đình mở rộng kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, máy nông nghiệp, giống cây trồng, tạp hóa, đồ gia dụng sinh hoạt hằng ngày đều do Việt Nam sản xuất. “Trước đây bà con chỉ cần mua hàng hóa rẻ là được, không để ý gì đến xuất xứ hàng hóa, nhưng bây giờ người dân hỏi kỹ lắm. Hàng không rõ nguồn gốc là họ không mua đâu” - chị Tuyết cho biết.

Tuy nhiên, qua khảo sát thêm một số cửa hàng kinh doanh đồ tạp hóa trên địa bàn huyện Mường Lát, chúng tôi vẫn thấy những sản phẩm hàng hóa không có nhãn mác, như: bánh, kẹo, dầu gội đầu, các sản phẩm đồ chơi trẻ em...

Trao đổi với chúng tôi về việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ông Lương Văn Liêm, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Mường Lát, cho biết: Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, UBND huyện Mường Lát đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và chính quyền các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động sâu rộng đến cán bộ và các tầng lớp Nhân dân phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường để xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam; nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng hàng ngày thành thói quen khi mua sắm, tiêu dùng, ưu tiên sử dụng các loại hàng hóa, sản phẩm dịch vụ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh hàng Việt Nam chất lượng cao. Đồng thời, tổ chức các hội chợ, phiên chợ để người dân được tiếp cận với các sản phẩm sản xuất trong nước, giới thiệu các sản phẩm truyền thống của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 1 siêu thị, 3 chợ chính, với gần 400 hộ kinh doanh lớn, nhỏ, phân bố khá đều, phủ kín địa bàn tại các xã, thị trấn và khu vực tập trung đông dân cư. Trong đó, hàng Việt chiếm trên 90% thị phần, đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, chất lượng bảo đảm. Ðây chính là “kênh” đưa hàng Việt về các thôn, bản miền núi hiệu quả, bởi đồng bào dân tộc thiểu số thường xuyên họp chợ phiên. Tại các xã, các cửa hàng tạp hóa chủ yếu bán các mặt hàng được sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân vùng cao, như: các loại nông cụ, đồ gia dụng, hàng dệt may, nhu yếu phẩm và thực phẩm gồm mắm, muối, đường, sữa, bột giặt... 100% là hàng Việt. Bên cạnh đó, huyện Mường Lát chỉ đạo Phòng Kinh tế - Hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đăng ký kinh doanh và mặt bằng, cơ sở vật chất cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại, phân phối lưu thông hàng hóa trên địa bàn, ưu tiên vùng sâu, vùng xa. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức các đợt đưa hàng về vùng cao phục vụ nhu cầu mua sắm của Nhân dân; tạo điều kiện để các hộ dân trên địa bàn mở cửa hàng, quầy hàng kinh doanh, phát triển dịch vụ, thương mại.

Để người dân vùng cao biên giới được tiếp cận nhiều hơn các sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao, thời gian tới UBND huyện tiếp tục chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về ý nghĩa và lợi ích của việc sử dụng hàng Việt. Các ngành, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra, xử lý các cửa hàng kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm định chất lượng hàng hóa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Qua đó, thúc đẩy tiêu thụ hàng sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho người dân trên địa bàn huyện có cơ hội mua sắm hàng hóa bảo đảm chất lượng, giá cả phù hợp với thu nhập của người dân.

Bài và ảnh: Tiến Đông


Bài và ảnh: Tiến Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]