(Baothanhhoa.vn) - Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 19-9-2013 của UBND tỉnh, quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 100 cơ sở giết mổ tập trung (GMTT) nhằm phát triển toàn diện ngành chăn nuôi, xây dựng các quy trình giết mổ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gỡ khó cho các cơ sở giết mổ động vật tập trung

Gỡ khó cho các cơ sở giết mổ động vật tập trung

Hệ thống giết mổ gia cầm của Công ty CP Thực phẩm Viet AVIS.

Quyết định 3263/QĐ-UBND ngày 19-9-2013 của UBND tỉnh, quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 100 cơ sở giết mổ tập trung (GMTT) nhằm phát triển toàn diện ngành chăn nuôi, xây dựng các quy trình giết mổ đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng các yêu cầu ngăn ngừa dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở được đầu tư xây dựng với nguồn kinh phí khá lớn nhưng khi đi vào hoạt động gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

Trao đổi với ông Nguyễn Thế Tiếp, chủ cơ sở GMTT tại phường Quảng Hưng (TP Thanh Hóa), được biết: Năm 2016, với sự hỗ trợ của dự án Lifsap, gia đình ông đã đối ứng hơn 1,2 tỷ đồng để xây dựng cơ sở GMTT với diện tích gần 0,5 ha, với kỳ vọng đây sẽ là cơ sở giết mổ trung tâm của khu vực. Tuy nhiên, khi đi vào hoạt động, mặc dù các sản phẩm thịt động vật của cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn được cơ quan thú y quy định, song giá thành sản phẩm khó cạnh tranh với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Được biết, trung bình mỗi ngày cơ sở GMTT của gia đình ông Tiếp mổ từ 15-18 con lợn và khoảng 50 con gia cầm và số lượng này chỉ bằng 1/3 so với công suất thiết kế. Do đó, ông Tiếp phải liên hệ, ký hợp đồng với Công ty CP Chăn nuôi CP Việt Nam, thu mua lợn tại các trại gia công về mổ, cấp cho một số nhà ăn tập thể, siêu thị, chuỗi cửa hàng trên địa bàn TP Thanh Hóa nhằm duy trì hoạt động của cơ sở giết mổ đã được đầu tư.

Cũng trong tình trạng tương tự, cơ sở giết mổ của ông Vũ Tiến Ngân ở phố Bùi Thị Xuân, phường Quảng Tiến (TP Sầm Sơn) được đầu tư xây dựng năm 2003 với tổng kinh phí hơn 1 tỷ đồng, quy mô hơn 2.000m2, công suất giết mổ đạt 50 đến 70 con lợn/ngày. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng đầu đi vào hoạt động, người dân mang lợn vào mổ, mỗi ngày khoảng 30 con. Sau đó, khách hàng thưa dần rồi hết hẳn, khiến gia đình ông Ngân đành đóng cửa, bỏ không. Năm 2013, UBND TP Sầm Sơn kêu gọi ông Ngân đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ gia súc theo dự án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cam kết sẽ yêu cầu các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ mang lợn đến giết mổ tại cơ sở của ông. Cùng với 600 triệu đồng hỗ trợ từ dự án, gia đình ông Ngân đã đầu tư thêm 500 triệu đồng để nâng cấp khu lò mổ, đầu tư trang thiết bị ... Từ khi được nâng cấp xong đến nay, cơ sở này vẫn không thể đi vào hoạt động được do không có khách hàng.

Số liệu thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện có 23 cơ sở GMTT. Tuy nhiên, chỉ có 12 cơ sở GMTT đang hoạt động có hiệu quả. Trong thực tế, đa phần các cơ sở đều đầu tư kinh phí, được các cấp chính quyền, ngành chức năng cấp các loại giấy tờ liên quan trong lĩnh vực giết mổ theo quy định, song mới chỉ hoạt động được từ 5-30% công suất thiết kế. Các cơ sở GMTT không có đầu ra ổn định và khó cạnh tranh với các cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ, tự phát. Bên cạnh đó, chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoạt động giết mổ, kinh doanh, vận chuyển gia súc, gia cầm chưa đồng bộ, hiệu quả. Mặt khác, do thói quen của người tiêu dùng còn dễ dãi, chấp nhận sản phẩm giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm đã góp phần “tiếp tay” cho sự tồn tại của các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ tự phát. Ngoài ra, sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa quyết liệt, chưa chú trọng triển khai quy hoạch giết mổ; thiếu chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật không bảo đảm vệ sinh thú y, mất an toàn thực phẩm.

Ông Lương Xuân Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho rằng: Hoạt động giết mổ động vật tại các cơ sở GMTT sẽ tạo điều kiện để cơ quan chức năng kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra về chất lượng thịt, từ đó, tạo ra sản phẩm bảo đảm an toàn, chất lượng cung cấp cho thị trường. Tuy nhiên, để các cơ sở GMTT hoạt động hiệu quả, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ động vật nhỏ lẻ, tự phát. Đồng thời, ngành chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thanh Hòa


Thanh Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]