(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa có 120 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chất lượng 3, 4 sao cấp tỉnh; trong đó, có 100 sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, thực phẩm. Đây đều là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống, thế mạnh của các vùng, đơn vị, địa phương và có “biên độ dao động lớn” về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, việc giữ vững tiêu chí cũng được xem là một thách thức đối với các chủ thể nhằm nâng cao chất lượng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giữ vững tiêu chí sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Tỉnh Thanh Hóa có 120 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chất lượng 3, 4 sao cấp tỉnh; trong đó, có 100 sản phẩm thuộc nhóm ngành đồ uống, thực phẩm. Đây đều là những sản phẩm đặc trưng, truyền thống, thế mạnh của các vùng, đơn vị, địa phương và có “biên độ dao động lớn” về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, việc giữ vững tiêu chí cũng được xem là một thách thức đối với các chủ thể nhằm nâng cao chất lượng.

Giữ vững tiêu chí sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Sản phẩm Rượu Sâm Báo là sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt chất lượng 3 sao hiện được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường.

Dưa lưới taki và dưa chuột baby của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương) là 2 trong số 13 sản phẩm đầu tiên được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa. Qua gần 2 năm được công nhận, chủ thể sản xuất đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường. Ông Trần Văn Tân, giám đốc công ty, cho biết: Sau khi có 2 sản phẩm được công nhận chất lượng 4 sao trong Chương trình OCOP, công ty luôn quan tâm giữ vững các tiêu chí, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm. Bởi đây là yếu tố quyết định sự thành bại, sống còn của sản phẩm trên thị trường. Do đó, chúng tôi dành nhiều kinh phí đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại, như: Chủ động ứng dụng phần mềm iMetos vào hoạt động sản xuất, áp dụng công nghệ từ các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Nhật Bản áp dụng vào sản xuất nhờ đó giảm thiểu những bất lợi từ thời tiết, sâu bệnh... Việc bón phân, tưới nước cho cây trồng cũng được tự động hóa. Nhờ đó, sản phẩm dưa lưới Taki và dưa chuột baby được khách hàng ưa chuộng. Hiện, sản phẩm được bán trực tiếp vào các cửa hàng thực phẩm sạch, siêu thị lớn trong, ngoài tỉnh và trên những trang thương mại điện tử như Lazada, shopee, amazon, alibaba...

Để nhóm 3 sản phẩm nấm bào ngư xám, mộc nhĩ khô, nấm linh chi đỏ của HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng giữ vững tiêu chí về chất lượng sản phẩm OCOP theo tiêu chuẩn 3 sao, thời gian qua, HTX đã mở các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất nấm theo tiêu chuẩn VietGAP, đầu tư hệ thống sấy thăng hoa để nâng cao chất lượng sản phẩm và chủ động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm qua hình thức quảng cáo, bán hàng qua website, sàn giao dịch điện tử... Ông Lê Đình Trúc, giám đốc HTX, cho biết: Sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh, HTX luôn ý thức được việc duy trì tiêu chí và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, các sản phẩm được tiêu thụ tăng gấp 1,7 lần so với trước khi được công nhận OCOP.

Không thể phủ nhận những lợi ích mà chương trình OCOP đã mang lại đối với người dân, địa phương và các chủ thể, như: góp phần nâng cao chất lượng, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm địa phương, nâng cao thu nhập, mở rộng thị trường... Tuy nhiên, theo quy định, sau 3 năm được công nhận, ngành chức năng sẽ đánh giá lại các tiêu chí, đối với những sản phẩm không bảo đảm sẽ bị đánh giá, xếp hạng lại chất lượng sao, thậm chí thu hồi chứng nhận OCOP. Do vậy, trải qua quá trình xây dựng, phát triển, những chủ thể có sản phẩm OCOP cấp tỉnh đều nỗ lực để giữ vững các tiêu chí.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 8-2021, tỉnh Thanh Hóa đã có 120 sản phẩm OCOP; trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 30 sản phẩm 4 sao và 89 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều được các chủ thể chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tạo mẫu mã, nhãn mác, mở rộng thị trường tiêu thụ và có khoảng 20 sản phẩm OCOP đã “vươn ra” thị trường quốc tế. Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: Việc được công nhận sản phẩm OCOP mới là bước đầu, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí của sản phẩm OCOP sau công nhận mới là bài toán khó, nhất là với những sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, đồ uống. Những sản phẩm OCOP đầu tiên của tỉnh Thanh Hóa được công nhận năm 2019, đến nay, đã đi được hơn nửa hành trình 3 năm “thử thách”. Các sản phẩm đều được đánh giá là đã nâng cao cả về chất lượng, quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ.

Để hỗ trợ các chủ thể sản xuất giữ vững, nâng cao chất lượng sản phẩm sau công nhận, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh luôn sát sao, giao cán bộ theo dõi nhằm hỗ trợ các địa phương có sản phẩm hoạch định chiến lược “nâng tầm” sản phẩm. Đồng thời, khuyến khích các chủ thể sản xuất chủ động ứng dụng khoa học - kỹ thuật, đầu tư công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất để tiếp cận với những thị trường mới.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]