(Baothanhhoa.vn) - Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa 9 tháng năm 2021 ước đạt 8,06%, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Mức tăng trưởng này được ví là “tăng trưởng xanh” - một gam màu sáng so với gam màu trầm của bức tranh kinh tế - xã hội cả nước trong thời kỳ dịch bệnh.

Giữ đà “tăng trưởng xanh” và “vùng xanh” an toàn

Tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Thanh Hóa 9 tháng năm 2021 ước đạt 8,06%, thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Mức tăng trưởng này được ví là “tăng trưởng xanh” - một gam màu sáng so với gam màu trầm của bức tranh kinh tế - xã hội cả nước trong thời kỳ dịch bệnh.

Giữ đà “tăng trưởng xanh” và “vùng xanh” an toàn

Công ty TNHH Miza Nghi Sơn vẫn hoạt động ổn định trong thời điểm Thanh Hóa có dịch bệnh COVID-19 phức tạp. Ảnh: Linh Trường

Không chỉ “tăng trưởng xanh”, đến thời điểm hiện tại, Thanh Hóa cũng là “vùng xanh” an toàn với dịch bệnh COVID-19. Kết quả này là cơ sở để Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh kiên trì với “mục tiêu kép”, thống nhất không hạ thấp mục tiêu tăng trưởng năm 2021, vẫn giữ nguyên mức 11%. Đánh giá về kết quả này, tại hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, các đại biểu đều thống nhất đó là kết quả từ sức mạnh của khối đoàn kết, thống nhất, trước hết là từ trong Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; tập thể HĐND, UBND, các ngành, các cấp, đặc biệt là khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Kiên định với mục tiêu tăng trưởng 11% đồng nghĩa nhiệm vụ còn lại trong quý 4 năm 2021 là rất lớn, phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn mới đảm bảo được mục tiêu này. Trong đó cần tiếp tục phát huy sức mạnh của khối đoàn kết, nhìn ra dư địa tăng trưởng của tỉnh trong bối cảnh đất nước và thế giới hiện nay để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phù hợp.

Đặc biệt, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, từng tập thể, cá nhân triển khai và phối hợp thực hiện nghiêm các nghị quyết của HĐND tỉnh khóa XVIII đã được thông qua tại kỳ họp thứ 3; bám sát và kịp thời cập nhật kịch bản tăng trưởng để có giải pháp thiết thực, hiệu quả, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Trong đó, trên cơ sở xu hướng dịch bệnh toàn cầu đang có dấu hiệu dần ổn định, là thời điểm để nối lại chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là xuất khẩu nông, thủy sản bên cạnh các mặt hàng thế mạnh của tỉnh như gỗ dăm, đá xẻ... Theo dự báo, xuất khẩu năm 2021 của Việt Nam có thể tăng khoảng 10%, vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu và ngành công thương cần tận dung tốt cơ hội này để tăng kim ngạch. Bên cạnh đó, nông nghiệp luôn đóng vai trò “bệ đỡ” cho nền kinh tế và đảm bảo an ninh lương thực. Trong đó, vụ đông được biết đến là vụ đem đến thu nhập cao, vì thế cần có biện pháp chỉ đạo quyết liệt để đảm bảo diện tích, sản lượng cũng như hiệu quả.

Trong 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp thành lập mới, doanh nghiệp hoạt động trở lại của Thanh Hóa cũng tăng cao. Với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất, kinh doanh, đây là lực lượng đầu tàu đưa kinh tế Thanh Hóa tăng trưởng mạnh trong những tháng cuối năm. Cùng với cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh sẽ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh hơn nữa để nuôi dưỡng, tái tạo, thúc đẩy doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng động lực tăng trưởng kinh tế hiện nay phụ thuộc nhiều vào việc tận dụng các dư địa sẵn có và tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp sau đại dịch. Chúng ta đang có những thuận lợi từ điều đó, vấn đề là từng ngành, từng địa phương, doanh nghiệp phải tổ chức thật tốt “mục tiêu kép” để đảm bảo đà “tăng trưởng xanh”, đồng thời giữ vững “vùng xanh” an toàn khi năm 2021 khép lại.

Lam Vũ


Lam Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]