(Baothanhhoa.vn) - Hiện diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh khoảng 25m2 sàn/người; trong đó, tại đô thị 29m2 sàn/người, nông thôn 22,97m2 sàn/người. Từ năm 2016 đến nay, diện tích nhà xây dựng mới khoảng 20.845.374m2 sàn; trong đó, nhà ở xã hội chiếm khoảng 14,4%, nhà ở thương mại 14,12%, nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng 56,46%, nhà ở tái định cư 6,83%, nhà ở công vụ 0,02%.

Giải pháp phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh

Hiện diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh khoảng 25m2 sàn/người; trong đó, tại đô thị 29m2 sàn/người, nông thôn 22,97m2 sàn/người. Từ năm 2016 đến nay, diện tích nhà xây dựng mới khoảng 20.845.374m2 sàn; trong đó, nhà ở xã hội chiếm khoảng 14,4%, nhà ở thương mại 14,12%, nhà ở riêng lẻ do người dân tự xây dựng 56,46%, nhà ở tái định cư 6,83%, nhà ở công vụ 0,02%.

Giải pháp phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnhMột góc TP Thanh Hóa.

Theo khảo sát, tổng hợp của Sở Xây dựng, hiện có khoảng 80% số học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có nhu cầu được thuê nhà ở xã hội; 70% số công nhân lao động tại các khu công nghiệp có nhu cầu về nhà ở xã hội đã được đáp ứng. Đối với tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn tỉnh đạt khoảng 70% và hoàn thành việc xóa bỏ nhà ở đơn sơ. Tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở tại các đô thị, như: TP Thanh Hóa hơn 30%; thị xã Bỉm Sơn, TP Sầm Sơn và Khu Kinh tế Nghi Sơn, hơn 20% tổng số đơn vị nhà ở được xây mới. Tuy nhiên, thực tế phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh những năm gần đây, cho thấy: Trong quá trình tổ chức, triển khai thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, một số nơi chính quyền cơ sở chưa có kế hoạch, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện một cách có hiệu quả; thiếu kiểm tra, giám sát, thống kê việc xây dựng nhà ở của Nhân dân tại địa phương. Công tác tham mưu, chỉ đạo, phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác xây dựng, phát triển và quản lý nhà ở thiếu đồng bộ; huy động vốn để thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn do quá trình thắt chặt tín dụng của Chính phủ. Cán bộ làm công tác quản lý phát triển nhà ở ở cấp huyện, cấp xã thường kiêm nhiệm.

Để phát triển có hiệu quả nhà ở trên địa bàn tỉnh, Thanh Hóa đặt mục tiêu giai đoạn 2021–2025, diện tích nhà ở bình quân toàn tỉnh đạt khoảng 28,6m2 sàn/người; trong đó, tại các đô thị đạt 35m2 sàn/người, nông thôn đạt 24,3m2 sàn/người; diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10m2 sàn/người. Tổng diện tích xây dựng nhà ở tăng thêm đến năm 2025 khoảng 19.242.267m2 sàn, tương ứng với khoảng 193.939 căn. Cùng với các dự án khu đô thị đang triển khai đầu tư xây dựng, tiếp tục kêu gọi và chấp thuận đầu tư các dự án nhà ở theo các khu vực đã được quy hoạch để phát triển nhà ở. Dành qũy đất cho việc phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt, trong đó quan tâm tới quỹ đất bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị. Khuyến khích các chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và được phép khai thác quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình hạ tầng xã hội. Thực hiện xây dựng, rà soát quy hoạch sử dụng đất và chú trọng đến diện tích đất phát triển nhà ở, đối với khu vực nội đô có mật độ dân cư lớn ưu tiên dành quỹ đất thực hiện việc đầu tư xây dựng nhà chung cư để bố trí tái định cư, tạm cư cho các hộ dân nằm trong diện phải giải tỏa, chỉnh trang đô thị.

Những giải pháp phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh, như: Dành quỹ đất phát triển nhà ở bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, nhất là quan tâm tới quỹ đất, quỹ nhà ở để bố trí tái định cư phục vụ cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và chỉnh trang đô thị. UBND cấp huyện lựa chọn quỹ đất phù hợp chức năng, quy mô sử dụng đất để giới thiệu địa điểm thực hiện các dự án phát triển nhà ở. Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp. Rà soát, bố trí quỹ đất 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại để triển khai đầu tư xây dựng, tạo lập quỹ nhà ở xã hội tại khu vực đô thị của tỉnh; bảo đảm 20% đất ở trong các dự án nhà ở thương mại để triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Tập trung khai thác có hiệu quả nguồn lực về đất đai để huy động các thành phần kinh tế tham gia phát triển nhà ở; tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên, địa hình để quy hoạch phát triển nhà ở, khu dân cư, khu đô thị mới với các loại hình nhà ở phù hợp.

Thực hiện nguyên tắc chấp thuận đầu tư phát triển dự án nhà ở khi hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội bảo đảm đáp ứng điều kiện theo quy định. Sau khi hoàn thành thủ tục lựa chọn chủ đầu tư và chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ trình UBND cấp tỉnh chấp thuận đầu tư hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định chấp thuận đầu tư thực hiện dự án. Quyết định chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền là cơ sở pháp lý để thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách Nhà nước thu được từ các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có quy mô dưới 10 ha, thực hiện việc nộp tiền tương đương giá trị quỹ đất (20% đất ở) để phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các thành phần kinh tế sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng và nguốn vốn huy động hợp pháp để đầu tư xây dựng nhà ở, các khu đô thị mới, nhất là nhà ở xã hội. Sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (thông qua hình thức miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án... cho các dự án xây dựng nhà ở xã hội) để hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội làm cơ sở để xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, việc huy động vốn, hợp tác đầu tư với người dân để phát triển nhà ở, nhất là các hộ dân trong diện giải tỏa bằng hình thức góp đất, góp nhà, góp vốn để nhận lợi tức bằng sản phẩm. Khuyến khích mở rộng quy mô, số lượng của các hội từ thiện và quỹ tình thương tại các huyện, thị xã, thành phố nhằm bổ sung kinh phí thực hiện hỗ trợ đối với hộ gia đình nghèo và hộ gia đình người có công trong việc cải tạo, xây mới nhà ở. Đồng thời, hợp tác giữa chủ đầu tư và ngân hàng để bảo đảm nguồn vốn triển khai đầu tư xây dựng các dự án cũng như hỗ trợ cho vay vốn với người mua nhà tại dự án. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vưc bất động sản cao cấp như khách sạn, khu nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp và hạ tầng các khu công nghiệp cần vốn đầu tư lớn cũng như các khu đô thị lớn mang tính đặc thù. Rà soát, xử lý các dự án, công trình xây dựng mới, cải tạo lại hoặc chuyển đổi tính chất, mục đích sử dụng nhưng chưa được phê duyệt quy hoạch về phòng cháy, chữa cháy.

Đi đôi với đó là việc nâng cao chuyên môn và tính hệ thống trong việc quản lý, vận hành dự án, định kỳ rà soát dấu hiệu xuống cấp do thiếu chú trọng trong công tác bảo trì công trình để bảo đảm an toàn của người và tài sản. Chủ đầu tư phối hợp với các cấp chính quyền trong việc nghiệm thu, đưa công trình vào sử dụng, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính. Các cấp có thẩm quyền sớm ban hành các quy định cụ thể, các chính sách hỗ trợ xây dựng quỹ tiết kiệm, huy động các nguồn vốn để hỗ trợ các đối tượng được tiếp cận với các sản phẩm phát triển nhà ở. Phân cấp việc quản lý và phát triển nhà cho các huyện, thị xã, thành phố để quản lý hiệu quả hơn.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]