(Baothanhhoa.vn) - Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tỉnh ta đã lựa chọn và phát triển 5 loại con nuôi chủ lực, gồm: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu và con nuôi đặc sản, như: Gà ri; lợn mán, lợn cỏ; dê, vịt bầu... Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các huyện đã thực hiện nhiều giải pháp, ban hành các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải pháp phát triển con nuôi chủ lực

Giải pháp phát triển con nuôi chủ lực

Đàn dê của gia đình ông Mai Văn Toản, thôn 7, xã Nga An (Nga Sơn).

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi, tỉnh ta đã lựa chọn và phát triển 5 loại con nuôi chủ lực, gồm: Bò sữa, bò thịt chất lượng cao, lợn hướng nạc, gà lông màu và con nuôi đặc sản, như: Gà ri; lợn mán, lợn cỏ; dê, vịt bầu... Thời gian qua, ngành nông nghiệp và các huyện đã thực hiện nhiều giải pháp, ban hành các chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, bền vững.

Bên cạnh lợn hướng nạc, gà lông màu, huyện Nga Sơn đã lựa chọn dê là con nuôi chủ lực trong lộ trình phát triển và thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Thời gian qua, huyện Nga Sơn đã hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi dê, trong đó có hỗ trợ con giống từ chương trình phát triển chăn nuôi nông hộ, chương trình xây dựng nông thôn mới, mô hình cải tạo đàn dê theo chương trình hỗ trợ giống dê ngoại Boer của Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), mở các lớp tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi dê... Nhờ đó, mô hình chăn nuôi dê ngày càng được mở rộng, hiện đàn dê trên địa bàn huyện đạt 7.300 con, tập trung chủ yếu ở một số xã, như: Nga Thiện, Nga An, Nga Phú, Nga Điền... Ông Mai Văn Công, Phó trưởng Phòng NN&PTNT, UBND huyện Nga Sơn, cho biết: Nuôi dê mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Do đó, huyện đã chủ trương phát triển dê trở thành con nuôi chủ lực và nhân rộng mô hình nuôi dê thương phẩm ra toàn huyện. Để nâng cao giá trị kinh tế cho đàn dê, UBND huyện đã khuyến khích các địa phương tuyển chọn đàn dê đực giống có chất lượng nhằm cải tạo đàn dê địa phương và phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, từ đó tạo được nguồn cung dê thương phẩm ổn định và phát triển thương hiệu dê Nga Sơn gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Phát triển đàn bò thịt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để huyện Thọ Xuân thực hiện phát triển chăn nuôi hiệu quả, bền vững. Từ năm 2016, huyện khuyến khích các xã trên địa bàn tập trung phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ nâng cao kiến thức cho người chăn nuôi nhằm chuyển đổi từ chăn nuôi kinh nghiệm sang chăn nuôi có kỹ thuật. Đồng thời, hỗ trợ người chăn nuôi tuyển chọn đàn bò cái nền đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tạo cơ sở cho việc cải tạo giống. Đẩy mạnh chương trình cải tạo đàn bò của địa phương thông qua phương pháp phối giống trực tiếp với bò giống lai có 70% máu Zebu trở lên. Áp dụng phương pháp cải tạo đàn bò vàng thông qua phương pháp thụ tinh nhân tạo với các giống bò có năng suất, chất lượng cao. Cùng với đó, huyện đang tập trung phát triển chăn nuôi bò thịt áp dụng các biện pháp thâm canh và bán thâm canh với quy mô 5-10 con/hộ tại hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Ngoài ra, huyện Thọ Xuân còn thực hiện thu hút doanh nghiệp liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm, mở các điểm bán sản phẩm thịt bò để tăng sức mua trong nhân dân.

Khảo sát cho thấy, hiện 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn được những loại con chủ lực, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh và trình độ sản xuất của người dân để tập trung phát triển thành sản phẩm hàng hóa. Tính đến tháng 2-2019, trên địa bàn tỉnh có 10.000 con bò sữa, 20.800 con bò thịt chất lượng cao, đàn lợn hướng nạc đạt 390.000 con, 6,5 triệu con gà lông màu và đàn con nuôi đặc sản đạt 791.750 con (trong đó, lợn mán, lợn rừng đạt 12.300 con, 47.500 con vịt Cổ Lũng, vịt bầu, gà ri, gà mía đạt 454.000...). Những kết quả bước đầu về phát triển đàn vật nuôi chủ lực cho thấy tỉnh ta đã có những hướng đi đúng đắn, hiệu quả. Tuy nhiên, để phát triển đàn vật nuôi chủ lực mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần định hướng phát triển chăn nuôi bền vững là nhiệm vụ khó khăn. Đại diện Sở NN&PTNT, cho biết: Để đạt được các mục tiêu đề ra đối với 5 loại con nuôi chủ lực, tỉnh sẽ đẩy mạnh thực hiện thu hút và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao gắn với chế biến, thương mại nông sản... Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ tích tụ ruộng đất để phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và gắn với xây dựng chuỗi giá trị.

Lê Hòa


Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]