(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung khuyến khích người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến. Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp có dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nông sản, thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị nông sản.

Gắn sản xuất với chế biến sản phẩm

Với mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung khuyến khích người dân tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, tạo nguồn nguyên liệu cho ngành chế biến. Cùng với đó là đẩy mạnh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp có dây chuyền máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nông sản, thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị nông sản.

Gắn sản xuất với chế biến sản phẩm

Sản phẩm nếp cái hoa vàng được sản xuất tại Nhà máy Chế biến gạo Lựu Sướng, xã Hà Long (Hà Trung).

Để phát huy tiềm lực sẵn có, tỉnh đã định hướng cho các địa phương tổ chức lại sản xuất, phát huy vai trò chủ đạo của doanh nghiệp trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, phát huy vai trò của HTX trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, phát triển sản xuất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tập trung phát triển liên kết giữa doanh nghiệp, HTX và kinh tế hộ để hình thành và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Để khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến nông, lâm sản có quy mô, công suất lớn, tỉnh đã có chính sách hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng sạch cho các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án chế biến nông, lâm sản có quy mô vốn đầu tư từ 20 tỷ đồng trở lên và phải sử dụng tối thiểu 30% lao động địa phương.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hàng năm tổng sản lượng lương thực có hạt toàn tỉnh đạt hơn 1,6 triệu tấn, cây ăn quả đạt khoảng 225.000 tấn, sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 240.000 tấn, sản lượng trứng 150 triệu quả, hơn 181.000 tấn thủy, hải sản được khai thác, nuôi trồng và sản lượng khai thác gỗ hơn 715.000m3. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phục vụ, phát triển ngành chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh. Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 29 doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhà máy chế biến nông sản, gồm 5 nhà máy chế biến tinh bột sắn với tổng công suất chế biến 600 tấn sản phẩm/ngày, 3 nhà máy chế biến lúa gạo có quy mô lớn, với tổng công suất 180.000 tấn/năm và 17 nhà máy chế biến rau, quả, với tổng công suất gần 110.000 tấn/năm. Ngoài ra, toàn tỉnh còn có 80 doanh nghiệp chế biến thủy, hải sản; 600 cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản.

Tuy nhiên, chế biến nông sản ở tỉnh ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, do chưa thu hút được các nhà máy có quy mô lớn, mô hình liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản chưa thực sự trở thành một hệ thống chặt chẽ nên tình trạng được mùa - mất giá, sản phẩm không tiêu thụ hết tại một số thời điểm vẫn còn xảy ra đối với một số mặt hàng. Cùng với đó, tình hình tiêu thụ các mặt hàng chủ lực khác gặp khó khăn, các sản phẩm hàng hóa xuất khẩu chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 10% sản lượng) do chưa đáp ứng được các thông lệ quốc tế về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm cây ăn quả trong tỉnh chưa được xuất khẩu chính ngạch. Sản phẩm chế biến có giá trị gia tăng cao chỉ chiếm khoảng 15 - 30%. Phần lớn các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn cung nguyên liệu đảm bảo về số lượng, chất lượng. Vì vậy, Thanh Hóa luôn quan tâm công tác thu hút đầu tư, xây dựng hệ thống chế biến nông sản hiệu quả. Điển hình như: Công ty CP Thương mại Sao Khuê đã liên kết đầu tư vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến, xây dựng thương hiệu nếp cái hoa vàng Quý Hương; Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng hỗ trợ cung ứng phân bón chất lượng cho nông dân, thu mua sản phẩm và nhất là cuối năm 2021, công ty đã chính thức vận hành hệ thống dây chuyền chế biến gạo nếp cái hoa vàng và cung ứng ra thị trường, nhận được nhiều đơn đặt hàng...

Để đẩy mạnh sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch lại vùng sản xuất tập trung các cây trồng chủ lực gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua mở rộng các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cung cấp cho công nghiệp chế biến. Phấn đấu mỗi năm tăng ít nhất 10% số chuỗi, số hộ tham gia và 20% giá trị nông sản tiêu thụ. Đến năm 2025, có 265 chuỗi liên kết, với 26.700 hộ tham gia, nâng tỷ lệ tiêu thụ nông sản qua chuỗi đạt 50% giá trị nông sản toàn tỉnh. Tỷ lệ các mẫu nông sản được kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn đạt trên 98%. Tỷ lệ nông sản được sơ chế trên 80%, chế biến đạt 25% tổng sản lượng; giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch xuống dưới 13%. Trên 70% các cơ sở chế biến xuất khẩu áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến, hệ thống quản lý chất lượng (ISO, HACCP, FSSC, 5S...).

Bài và ảnh: Chi Phạm


Bài và ảnh: Chi Phạm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]