(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện Nghị Quyết số 18/NQ-ĐĐBQH của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, sáng 12-10 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa do ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình (OCOP) tại huyện Hoằng Hoá.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

Thực hiện Nghị Quyết số 18/NQ-ĐĐBQH của Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018-2020, sáng 12-10 Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa do ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình (OCOP) tại huyện Hoằng Hoá.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

Đoàn giám sát kiểm tra tại xưởng sản xuất nước mắm của Công ty TNHH Lê Gia.

Tham dự buổi giám sát có các ĐBQH: Trần Văn Thức, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Cầm Thị Mẫn, ĐBQH chuyên trách; Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh; đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

Đoàn giám sát kiểm tra tại cơ sở sản xuất đông trùng hạ thảo.

Tính đến tháng 9-2021 huyện Hoằng Hoá có 12 sản phẩm OCOP được UBND tỉnh Thanh Hoá đánh giá công nhận đạt 3 sao trở lên; riêng giai đoạn 2018-2020 có 7 sản phẩm được đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó các sản phẩm về thuỷ sản là lợi thế của huyện như nước mắm, mắm tôm, mắm tép chiếm 58,3%; 1 sản phẩm là mắm tôm Lê Gia được Hội đồng đánh giá xếp loại Trung ương đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao.

Đến nay, các sản phẩm tham gia OCOP đã không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến về quy mô, chất lượng, quy trình sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống thương hiệu. Các sản phẩm được chứng nhận OCOP đều đạt vệ sinh an toàn thực phẩm trở lên, nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như VietGAP, ISO, HACCP… để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Hầu hết các sản phẩm sau khi được công nhận, gắn sao của Chương trình OCOP đều tăng doanh số bán hàng bình quân 20% so với trước khi tham gia chương trình.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Hoằng Hoá phát biểu tại buổi làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn huyện còn nhiều xã chưa có sản phẩm tiềm năng để xây dựng sản phẩm OCOP, các sản phẩm chỉ tập trung chủ yếu ở một lĩnh vực, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Việc kết nối, xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP ra thị trường ngoài tỉnh và các thành phố lớn còn nhiều hạn chế.

Qua khảo sát thực tế tại các cơ sở sản xuất và làm việc với UBND huyện Hoằng Hoá, các ĐBQH và đoàn công tác ghi nhận sự chủ động, quyết tâm của chính quyền và các chủ thể sản xuất trên địa bàn huyện. Đồng thời, đánh giá cao sự linh hoạt, sáng tạo của huyện trong việc xây dựng cơ chế riêng để khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể sản xuất phát triển sản phẩm thế mạnh thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Đây cũng là địa phương duy nhất trên địa bàn tỉnh có sản phẩm được Hội đồng đánh giá xếp loại Trung ương đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP 5 sao.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

ĐBQH Cầm Thị Mẫn phát biểu tại hội nghị.

Thay mặt Đoàn giám sát, ĐBQH Mai Văn Hải, Tỉnh uỷ viên, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá đề nghị trong thời gian tới huyện tiếp tục quan tâm công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, tập huấn, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời các chủ thể cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất, phát huy giá trị thương hiệu sản phẩm và tạo việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, dựa trên tiềm năng, lợi thế của huyện khuyến khích đa dạng các đối tượng tham gia xây dựng sản phẩm; quan tâm xây dựng, phát triển sản phẩm mới, phấn đấu mỗi xã xây dựng ít nhất 1 sản phẩm OCOP. Đối với các sản phẩm đã đạt sao cần chú ý nâng cao chất lượng, mẫu mã, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất tạo ra các sản phẩm sạch để giữ vững thương hiệu sản phẩm.

Đoàn ĐBQH tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong thực hiện Chương trình OCOP tại huyện Hoằng Hoá

Thay mặt đoàn công tác, ĐBQH Mai Văn Hải, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đánh giá cao sự nỗ lực của huyện Hoằng Hoá trong thực hiện Chương trình OCOP.

Cùng với đó, huyện cần thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Hoằng Hoá cần giao trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức chính trị, đoàn thể trong thực hiện kế hoạch, mục tiêu thực hiện Chương trình OCOP trong giai đoạn 2021-2025 để đạt được hiệu quả cao nhất.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]