(Baothanhhoa.vn) - Với nhiều hệ thống sông lớn, nhỏ, có 1.140 hồ chứa, đây được xem là tiềm năng lớn để người dân trong tỉnh phát triển nghề nuôi cá lồng. Trên thực tế, nghề nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã được hình thành, phát triển trên địa bàn tỉnh từ nhiều năm nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững

Với nhiều hệ thống sông lớn, nhỏ, có 1.140 hồ chứa, đây được xem là tiềm năng lớn để người dân trong tỉnh phát triển nghề nuôi cá lồng. Trên thực tế, nghề nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa thủy lợi, thủy điện đã được hình thành, phát triển trên địa bàn tỉnh từ nhiều năm nay.

Để nghề nuôi cá lồng phát triển bền vững

Mô hình nuôi cá lồng tại xã Thành Tân (Thạch Thành).

Theo tổng hợp của Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có hơn 1.000 hộ nuôi cá lồng, với hơn 1.800 lồng nuôi trên hệ thống các sông, như: sông Mã, sông Chu, sông Luồng, sông Lò, sông Cầu Chày, sông Âm... Tập trung ở các huyện: Quan Hóa, Bá Thước, Cẩm Thủy, Thọ Xuân, Thường Xuân... Hình thức nuôi chủ yếu hiện nay là nuôi xen ghép nhiều đối tượng nuôi với nhau. Nuôi cá lồng trên hệ thống các sông, suối, hồ chứa có ưu thế là nước an toàn, hàm lượng ôxy cao, nên cá lớn nhanh, ít bị bệnh, chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon. Việc nuôi cá lồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh hiện vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Việc nuôi cá lồng trên một số hệ thống sông còn thiếu bền vững do nguồn nước bị cạn, môi trường nước có thời điểm không bảo đảm, năng suất cá nuôi thấp. Bên cạnh đó, đa phần các hộ dân đều đang nuôi theo kinh nghiệm, chưa tuân thủ theo quy trình kỹ thuật, cũng như việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật còn hạn chế. Việc tiêu thụ các đối tượng thủy sản nước ngọt còn mang tính nhỏ lẻ tại các chợ truyền thống, nên người nuôi cá lồng hay bị thương lái ép giá. Đây chính là những yếu tố cản trở người nuôi cá lồng không dám mạnh dạn đầu tư sản xuất quy mô lớn.

Ông Nguyễn Xuân Hưng, Trưởng Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, cho rằng: Để nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững, trước hết ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương cần định hướng rõ quy mô phát triển nuôi cá lồng cũng như định hướng các đối tượng nuôi đạt giá trị, hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, nguồn nước. Các đơn vị chuyên môn và người nuôi cá lồng cũng cần nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến về xử lý môi trường, bệnh dịch, sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học xử lý và cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Đối với nuôi cá lồng trên hồ, trước khi tiến hành nuôi thả, người nuôi cần điều tra, khảo sát điều kiện sinh kế, thực trạng quản lý trong vùng hồ chứa nước, hồ thủy điện, quan trắc các điều kiện thủy lý, thủy hóa ở những địa điểm đặt lồng nuôi.

Cùng với các giải pháp về kỹ thuật, người nuôi cũng cần chú trọng đến vấn đề thị trường tiêu thụ. Trong đó, chú trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, hướng đến xuất khẩu. Xây dựng và phát triển mô hình nuôi gắn với liên kết giữa doanh nghiệp với người sản xuất. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng thương hiệu, vùng nuôi sạch và quảng bá tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài tỉnh.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]