(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh ta có hơn 3,7 triệu dân, trong đó có hơn 70% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội ngày càng khởi sắc, nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng lớn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Để hàng Việt Nam trụ vững tại thị trường nông thôn

Tỉnh ta có hơn 3,7 triệu dân, trong đó có hơn 70% dân số sinh sống tại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, kinh tế - xã hội ngày càng khởi sắc, nhu cầu mua sắm, sử dụng hàng hóa của người dân ngày càng lớn.

Nhiều người tiêu dùng quan tâm lựa chọn dùng hàng Việt Nam. Trong ảnh: Hàng hóa bày bán tại Khu Du lịch suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy).

Đây chính là thị trường tiêu thụ hàng hóa đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp (DN) trong và ngoài tỉnh.

Nắm bắt được xu thế đó, các DN thương mại trên địa bàn tỉnh luôn chú trọng đến việc tổ chức sản xuất và đưa hàng hóa có xuất xứ Việt Nam về thị trường nông thôn. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước đã thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa” để hỗ trợ các DN tiếp cận thị trường và thúc đẩy đưa hàng Việt về thị trường nông thôn, miền núi thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm.

Cơ hội để đưa hàng Việt Nam về thị trường nông thôn, miền núi là khá rộng mở. Tuy nhiên, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích tại khu vực này chưa nhiều nên “con đường” để hàng Việt đến với người dân chủ yếu vẫn qua các chợ nông thôn và qua hệ thống bán lẻ. Song, hệ thống bán lẻ của các DN Việt tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư, có những nơi còn bị bỏ quên. Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn” và các cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa” ra đời đã tạo điều kiện cho các DN khi tham gia bán hàng tiếp cận được thị trường mới, mặt khác tiến hành nghiên cứu, định vị lại thị trường cũng như định hướng cho người dân về sử dụng hàng hóa có nguồn gốc. Chị Phạm Thị Huyền Trang, quản lý Siêu thị miền Tây - Chi nhánh huyện Cẩm Thủy, chia sẻ: Khu vực miền núi khó khăn về giao thông, điều kiện sinh hoạt và nhận thức của người dân, do đó, cùng với việc tham gia hội chợ hàng Việt Nam, siêu thị luôn chú trọng đến việc tổ chức đưa hàng Việt tới người tiêu dùng. Qua đó, bảo đảm phục vụ cung ứng hàng hóa thiết yếu cho đồng bào các dân tộc, giúp bà con vùng miền núi tiếp cận và sử dụng hàng Việt có chất lượng.

Việc phân phối và để hàng Việt Nam về thị trường nông thôn, miền núi, các DN đã có nhiều nỗ lực để người dân khu vực này được tiếp cận, sử dụng những mặt hàng có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng bảo đảm. Song do Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ các DN đưa hàng Việt Nam về thị trường nông thôn, miền núi và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan, khó kiểm soát nên đã gây nhiều trở ngại cho lộ trình bám trụ, sự tồn tại của hàng Việt ở các khu vực này. Để hàng Việt Nam có thể thâm nhập, đứng vững tại thị trường nông thôn, miền núi, đại diện Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công Thương, cho rằng: Trước hết, các DN sản xuất cần phải cải tiến mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm; thiết lập kênh phân phối, bán lẻ để cung ứng tới tận tay người dân, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, từng bước xây dựng lòng tin và chiếm lĩnh thị trường một cách bền vững; khai thác nguồn hàng thông qua các kênh phân phối và các đại lý lớn, có uy tín, liên kết sản xuất, cạnh tranh lành mạnh thì người tiêu dùng mới không quay lưng lại với sản phẩm. Bên cạnh sự nỗ lực của DN, thời gian tới, Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan sẽ tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh một số cơ chế, chính sách, xây dựng chiến lược tổng thể về quy hoạch, phát triển mạng lưới bán lẻ hàng hóa và khai thác thị trường nông thôn, miền núi.


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]