(Baothanhhoa.vn) - 6 tháng đầu năm 2021 Thanh Hóa là một trong những điểm sáng về đầu tư công khi lọt tốp 6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa ước đạt 5.392 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch giao chi tiết, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Để giữ vị trí tốp đầu

6 tháng đầu năm 2021 Thanh Hóa là một trong những điểm sáng về đầu tư công khi lọt tốp 6 tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất cả nước. Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của Thanh Hóa ước đạt 5.392 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch giao chi tiết, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Để giữ vị trí tốp đầu

Nhận thức được việc giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát sẽ tạo việc làm cho hàng vạn lao động, bù đắp cho các lĩnh vực khác bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, nên thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp quyết liệt, phù hợp.

Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có thông báo kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021, HĐND, UBND tỉnh đã giao kế hoạch chi tiết, nên các chủ đầu tư và nhà thầu có cơ sở thực hiện ngay từ đầu năm.

UBND tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo cụ thể, đưa ra quy định quy trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị nếu để xảy ra tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời yêu cầu UBND cấp huyện ký cam kết về tiến độ giải phóng mặt bằng và tiến độ thực hiện giải ngân vốn. Yêu cầu các chủ đầu tư, ban quản lý dự án chủ động phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị liên quan đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn các chủ đầu tư, đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn của các dự án; kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án có tiến độ thực hiện chậm, giải ngân không đảm bảo theo quy định sang cho các dự án có tiến độ thực hiện nhanh, cần bổ sung thêm vốn.

Với những giải pháp quyết liệt trên, trong số 125 chủ đầu tư được cấp vốn đầu tư công đã có 106 chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt từ 50% kế hoạch trở lên, trong đó có một số chủ đầu tư có tỷ lệ giải ngân đạt từ 95% đến 100%.Việc đẩy mạnh thực hiện đầu tư công trên địa bàn đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thanh Hóa 6 tháng đầu năm đạt 8,66%.

Trong những năm gần đây Thanh Hóa luôn trong tốp 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao nhất. Kết quả 6 tháng đầu năm 2021 là tiền đề để tỉnh thực hiện tốt kế hoạch đầu tư công trong những tháng cuối năm.

Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian tới rất cần Sở KH&ĐT tư rà soát, chủ động đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh điều chuyển kế hoạch vốn năm 2021 của các dự án chậm tiến độ sang các dự án có nhu cầu, đã có khối lượng thực hiện và nhu cầu bổ sung vốn để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; đồng thời đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương. Các cơ quan chuyên môn tăng cường thanh, kiểm tra phát hiện, tháo gỡ các tồn tại, vướng mắc cho các đơn vị trong quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; nhất là bố trí, sắp xếp và xử lý nghiêm cán bộ năng lực yếu và có biểu hiện gây khó khăn trong thực thi nhiệm vụ liên quan đến công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Khi mà khả năng chi tiêu của doanh nghiệp và người dân hiện nay đều giảm do dịch COVID-19, thì chi tiêu của Nhà nước thông qua đầu tư công đóng vai trò như một “bệ đỡ” cho nền kinh tế. Thực hiện hiệu quả các giải pháp đầu tư công không chỉ chúng ta giữ vững vị trí đã có, mà còn thúc đẩy kinh tế - xã hội trong tỉnh phát triển, góp phần vào việc hiện thực các mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.

Hạnh Nhiên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]