(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đang quản lý vận hành 701km đường dây 110kV, 3.442km đường dây 35kV, 2.095km đường dây 22kV, 780km đường dây 10kV, 44km đường dây 6kV và 9.463km đường dây 0,4kV, 21 trạm biến áp 110kV với tổng công suất đặt 1.496MVA, 27 trạm biến áp trung gian tổng công suất đặt 211,3MVA, 8.294 trạm biến áp phụ tải dung lượng 2.726,5MVA.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Hiện nay, Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa) đang quản lý vận hành 701km đường dây 110kV, 3.442km đường dây 35kV, 2.095km đường dây 22kV, 780km đường dây 10kV, 44km đường dây 6kV và 9.463km đường dây 0,4kV, 21 trạm biến áp 110kV với tổng công suất đặt 1.496MVA, 27 trạm biến áp trung gian tổng công suất đặt 211,3MVA, 8.294 trạm biến áp phụ tải dung lượng 2.726,5MVA.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, nâng cao hiệu quả bảo vệ hành lang an toàn lưới điệnCông nhân Công ty Điện lực Thanh Hóa lắp đôn nâng cao khoảng cách pha - đất tại xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn).

Với đặc điểm của lưới điện trải rộng trên khắp các vùng địa hình từ miền biển, đồng bằng, trung du đến miền núi, cùng với sự tăng trưởng mạnh của phụ tải, cũng như sự phát triển nhanh chóng về hạ tầng giao thông, công nghiệp và dân sinh; đồng thời, các tuyến đường dây của 11 huyện miền núi chủ yếu đi qua các đồi, núi và rừng cây đã và đang gây không ít khó khăn cho công tác quản lý vận hành và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện.

Trong 2 năm 2020, 2021, PC Thanh Hóa đã phối hợp với ban chỉ đạo bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp các cấp và chính quyền các địa phương vừa đầu tư sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện, vừa vận động Nhân dân chặt tỉa, giải phóng hơn 50.000 cây các loại trong hành lang lưới điện cũng như tăng cường công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực. Tuy nhiên, chỉ tính riêng năm 2021, trên lưới điện do PC Thanh Hóa quản lý đã xảy ra 712 vụ sự cố liên quan đến hành lang an toàn lưới điện cao áp (chiếm 43,7%/tổng số vụ sự cố toàn Tổng Công ty Điện lực miền Bắc). Đặc biệt, trong năm 2021, trên địa bàn PC Thanh Hóa quản lý vận hành đã xảy ra 11 vụ tai nạn điện trong dân, làm bị thương 4 người và chết 9 người.

Theo đánh giá của PC Thanh Hóa, ngoài các nguyên nhân khách quan, vi phạm an toàn hành lang an toàn lưới điện có nguyên nhân quan trọng do ý thức, trách nhiệm của chính người dân. Hậu quả của các sự cố đã làm gián đoạn việc cung cấp điện, gây mất điện cho khách hàng, các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Có những trường hợp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp, làm hư hỏng thiết bị điện sinh hoạt, sản xuất của Nhân dân. Và đặc biệt nghiêm trọng hơn nữa đó là gây tai nạn điện cho người dân, gây nhiều mất mát đau thương cho gia đình và người thân của nạn nhân.

Để tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ hành lang an toàn điện, ngày 6-5-2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành kế hoạch tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền bảo vệ hành lang an toàn lưới điện cao áp trên địa bàn tỉnh. Thông qua các phương tiện truyền thông, sẽ thực hiện truyền tải, phổ biến các kiến thức, pháp luật về bảo vệ hành lang an toàn điện tới Nhân dân theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực và các nội dung cơ bản của Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, ngày 17-10-2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện...

Các nội dung tuyên truyền sẽ tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm của Nhân dân khi thực hiện các hoạt động xây dựng, kinh doanh, tổ chức sự kiện, vận hành phương tiện cơ giới gần hành lang an toàn lưới điện cao áp, như: Không tự ý xây cất nhà, công trình hoặc cơi nới, sửa chữa, vận hành phương tiện cơ giới, treo biển hiệu quảng cáo và các hoạt động mua, bán, tổ chức sự kiện trong hoặc gần hành lang an toàn lưới điện; không tự ý chặt, tỉa cây xanh gần đường dây điện cao áp; không đào đất gần móng trụ điện. Trước khi xây nhà ở, công trình, treo biển quảng cáo, vận hành phương tiện cơ giới gần đường dây cao áp hoặc khi có nhu cầu chặt các cây xanh gần đường điện cao áp cần liên hệ địa phương để được hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện bảo đảm an toàn; nghiêm cấm việc thả diều, vật bay gần công trình lưới điện cao áp; không sử dụng các vật liệu có khả năng dẫn điện để làm dây diều, thân diều; không trèo lên công trình lưới điện để gỡ diều, các vật bay mà phải báo cho ngành điện biết để xử lý... Đồng thời, tuyên truyền sử dụng điện an toàn trong Nhân dân và các giải pháp phòng tránh rủi ro, bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.

Ngoài các giải pháp tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông, các ngành liên quan được giao nhiệm vụ cũng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền qua các hội thảo, hội nghị, tập huấn, diễn đàn, sinh hoạt cộng đồng. Đồng thời tuyên truyền, cảnh báo trên các nền tảng internet, mạng xã hội, qua đó lồng ghép các thông điệp gửi đến khách hàng sử dụng điện, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao ý thức của người dân và cộng đồng; tổ chức dán poster tại UBND xã, trường học, sử dụng xe lưu động gắn băng rôn, biểu ngữ diễu hành qua các thôn, bản, xã có đường dây truyền tải chạy qua, vận động người dân, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân trong phạm vi có lưới điện truyền tải tham gia chung tay bảo vệ hành lang an toàn điện cao áp.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]