(Baothanhhoa.vn) - Sau gần 1 thập niên nỗ lực, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) trên tất cả các lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi, đến thủy sản, lâm nghiệp. Để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất của vùng SXNNTT, những năm qua, ngành nông nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chú trọng việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Sau gần 1 thập niên nỗ lực, đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (SXNNTT) trên tất cả các lĩnh vực, từ trồng trọt, chăn nuôi, đến thủy sản, lâm nghiệp. Để phát huy tối đa hiệu quả sản xuất của vùng SXNNTT, những năm qua, ngành nông nghiệp và UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chú trọng việc đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất nông nghiệp tập trung

Vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tại phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn) được đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

Để đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho vùng SXNNTT, nhiều giải pháp đã được ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương triển khai thực hiện, như: lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới... để đầu tư xây dựng hệ thống hồ đập, kiên cố hóa giao thông, kênh mương nội đồng. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành Trung ương, các nhà tài trợ để vận động, thu hút các nguồn vốn ODA, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ. Mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính để thu hút vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, mở rộng các hình thức hợp tác công tư trong phát triển sản xuất và xây dựng kết cấu hạ tầng. Thu hút các nguồn lực khác trong Nhân dân, các doanh nghiệp để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Qua đó, nhiều vùng SXNNTT đã dần được đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đơn cử như vùng nuôi trồng thủy sản khu vực nội đê của phường Hải Châu, thị xã Nghi Sơn. Khoảng thời gian từ năm 2015 trở về trước, do hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư bê tông hóa, đường điện không có, cống lấy nước ra/vào bị xuống cấp. Do đó, vùng nuôi trồng thủy sản nội đê của phường Hải Châu chỉ được sử dụng để nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh, mỗi năm chỉ nuôi từ 1 đến 2 vụ, nên hiệu quả kinh tế thấp. Từ năm 2015, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho vùng nuôi trồng thủy sản, phường Hải Châu đã lồng ghép, bố trí 1 phần kinh phí từ các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thu hút doanh nghiệp, huy động nguồn lực từ công tác xã hội hóa để đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản. Qua đó, giai đoạn từ 2016 đến 2021, toàn phường đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng vào nâng cấp, hoàn thiện các hạng mục, như: đào đắp, bê tông hóa hệ thống kênh dẫn, lấy nước vào các ao nuôi; đào, đắp, kiên cố hệ thống đường đi trong khu nuôi; đầu tư lắp đặt hệ thống đường điện; cải tạo, kiên cố hóa các ô nuôi... Ông Phan Văn Dung, Phó Chủ tịch UBND phường Hải Châu, cho biết: Nhờ đầu tư cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, nên vùng nuôi trồng thủy sản khu vực nội đê của phường đang dần được hoàn thiện, tạo điều kiện để các hộ nuôi chuyển đổi phương thức từ nuôi quảng canh đến thâm canh, theo hướng công nghiệp. Hiện tại, hầu hết các hộ dân đều đã chuyển đổi đối tượng con nuôi từ nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng; chuyển đổi phương thức nuôi quảng canh, xen canh sang thâm canh, theo hướng công nghiệp. Một số hộ còn mạnh dạn đầu tư nuôi tôm theo hướng công nghệ cao. Đáng chú ý, phường đã thu hút được 1 doanh nghiệp đầu tư nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, với quy mô hơn 5 ha. Qua đó, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích nuôi trồng thủy sản thuộc vùng nội đê của phường cũng tăng từ 120 triệu đồng/ha/năm 2015 lên 275 triệu đồng/ha/năm 2021.

Để khuyến khích, tạo động lực cho các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng vùng SXNNTT, hàng loạt chính sách khuyến khích, hỗ trợ trên các lĩnh vực cũng được tỉnh ban hành và triển khai thực hiện, như: hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nội đồng, giao thông nội đồng cho vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao tại các xã miền núi; hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đối với diện tích sản xuất rau an toàn tập trung, chuyên canh; hỗ trợ nâng cấp đường lâm nghiệp cho vùng luồng thâm canh; hỗ trợ xây dựng hạ tầng đến chân hàng rào khu trang trại chăn nuôi tập trung...

Thông qua việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp nói chung và vùng SXNNTT nói riêng, chỉ tính từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã huy động gần 100 nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nông nghiệp, tăng cường năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Từ nguồn vốn huy động được, những năm qua, tỉnh ta đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp được 102 hồ chứa nước, 130 đập dâng, 67 trạm bơm tưới, tiêu các loại; kiên cố được hơn 1.000 km kênh mương, nâng tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hóa lên gần 8.000 km. Qua đó, đã có hàng trăm vùng lúa thâm canh, 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả an toàn tập trung, 4 vùng chăn nuôi và 9 vùng nuôi trồng thủy sản đã và đang được đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]