(Baothanhhoa.vn) - Quy hoạch vùng huyện Nga Sơn làm cơ sở để phát triển đô thị, dịch vụ công nghiệp tập trung, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp chất lượng cao và các ngành nghề kinh tế biển, phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, là đầu mối thương mại phía Đông Bắc, liên kết giao thông vùng Đông Bắc của tỉnh với các tỉnh lân cận. Phát triển thị trấn Nga Sơn trở thành đô thị loại IV sau năm 2025 và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ, thương mại, văn hóa – xã hội của huyện Nga Sơn; thành lập 2 thị trấn mới Nga Liên, Điền Hộ (Nga Điền) và định hướng là đô thị loại V.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dấu ấn quy hoạch vùng huyện Nga Sơn

Quy hoạch vùng huyện Nga Sơn làm cơ sở để phát triển đô thị, dịch vụ công nghiệp tập trung, dịch vụ du lịch tâm linh, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, phát triển nông nghiệp chất lượng cao và các ngành nghề kinh tế biển, phát triển làng nghề truyền thống. Đồng thời, là đầu mối thương mại phía Đông Bắc, liên kết giao thông vùng Đông Bắc của tỉnh với các tỉnh lân cận. Phát triển thị trấn Nga Sơn trở thành đô thị loại IV sau năm 2025 và là trung tâm hành chính, kinh tế, dịch vụ, thương mại, văn hóa – xã hội của huyện Nga Sơn; thành lập 2 thị trấn mới Nga Liên, Điền Hộ (Nga Điền) và định hướng là đô thị loại V.

Dấu ấn quy hoạch vùng huyện Nga SơnMột góc thị trấn Nga Sơn.

Dấu ấn quy hoạch vùng huyện Nga Sơn là xây dựng chiến lược phát triển 5 vùng. Đó là, phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, chế biến nông – thủy, hải sản, các cụm công nghiệp gắn với cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo lao động có tay nghề cao. Phát triển du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng ven biển, du lịch văn hóa, tâm linh, tạo ra cơ hội thu hút du khách dựa trên các lợi thế sẵn có về di tích lịch sử - văn hóa tâm linh, sinh thái và cảnh quan. Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất tập trung. Và phát triển hệ thống đô thị và nông thôn theo hướng đồng bộ về cơ sở hạ tầng, giữ gìn bản sắc văn hóa đặc trưng của đô thị, bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp với yêu cầu phát triển nông thôn mới. Đi đôi với đó, quy hoạch vùng huyện Nga Sơn xác định các trục phát triển, như: Trục Đông Bắc – Tây Nam, Quốc lộ 10 là trục kết nối trung tâm huyện với các xã phía Đông Bắc và Tây Nam; đồng thời, là trục động lực phát triển kinh tế, giao thương của huyện với các tỉnh và địa phương lân cận. Trục Đông Tây, Quốc lộ 217B là trục động lực phát triển Thạch Thành – Hà Trung – Bỉm Sơn – Nga Sơn, trục hỗ trợ kinh tế phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Trục Quốc lộ 217 là trục kết nối trung tâm huyện với các địa phương và các cụm kinh tế tổng hợp, cụm công nghiệp phía Tây Nam của tỉnh. Tuyến đường bộ ven biển là trục động lực phát triển kinh tế biển gắn với du lịch sinh thái ven biển và an ninh – quốc phòng, kết nối huyện Nga Sơn với các tỉnh ven biển miền Bắc và Bắc Trung bộ. Các điểm hạt nhân đô thị, đô thị trung tâm huyện Nga Sơn là trung tâm văn hóa, chính trị, hành chính, văn hóa, kinh tế của toàn vùng huyện. Đô thị Hói Đào (Nga Liên), Điền Hộ (Nga Điền) là trung tâm kinh tế - xã hội, thương mại – dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp của tiểu vùng phía Bắc – Đông Bắc huyện Nga Sơn. Quy hoạch phân 4 vùng phát triển, vùng khai thác và bảo vệ cảnh quan phát triển du lịch sinh thái tâm linh phía Bắc – Đông Bắc, bao gồm các xã: Nga Thiện, Nga Giáp, Nga Điền, Nga Phú, Nga An và đô thị Điền Hộ (Nga Điền) là hạt nhân – trung tâm dịch vụ thương mại phía Bắc, đô thị du lịch sinh thái. Đồng thời, định hướng phát triển du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch sinh thái tâm linh gắn với bảo vệ cảnh quan tự nhiên (dãy núi Tam Điệp, sông Hoạt) dựa trên thế mạnh về các danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa. Vùng phát triển đô thị trung tâm, bao gồm thị trấn Nga Sơn phát triển mở rộng, đô thị Hói Đào và các xã lân cận. Đây là hạt nhân trung tâm của toàn vùng, tập trung phát triển đô thị với chức năng là trung tâm hành chính, văn hóa - xã hội dọc theo tuyến Quốc lộ 10, Quốc lộ 217B. Đối với trung tâm thị trấn Nga Sơn, là đô thị cải tạo, phát triển theo tuyến phố chính và hình thành các tuyến phố thương mại – dịch vụ, kết nối với các đô thị mới phát triển. Kết nối hài hòa về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội giữa đô thị hiện trạng với các dự án đang được triển khai và khu vực đề xuất phát triển đô thị mới; gìn giữ bản sắc và các không gian quan trọng của thị trấn. Ngoài các quảng trường, công viên đô thị, bố trí các công viên, vườn hoa xen kẽ trong các khu nhà ở, kết nối thành hệ thống không gian xanh. Tập trung các dự án cải tạo chỉnh trang nhằm nâng cao và cải thiện môi trường sống cho cư dân đô thị trung tâm. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khẩu, dịch vụ - thương mại, du lịch kết nối cơ sở hạ tầng giao thông của huyện với các tuyến quốc lộ, đường cao tốc và các địa phương lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao thương, thu hút đầu tư. Quy hoạch 5 cụm công nghiệp, làng nghề, bao gồm: Cụm công nghiệp, làng nghề liên xã, thị trấn tại thị trấn Nga Sơn, quy mô 9,7 ha; cụm công nghiệp Tam Linh tại xã Nga Văn, quy mô 47,6 ha; cụm công nghiệp Tư Si tại các xã Nga Nhân, Nga Thạch, Nga Bạch, quy mô 15 ha; cụm công nghiệp Đồng Mới xã Nga An, quy mô 35 ha; cụm công nghiệp Long Sơn xã Nga Tân, diện tích 74,4 ha... Phát triển du lịch sinh thái ven sông Hoạt, núi Tam Điệp, hồ Đồng Vụa, khu sinh thái rừng ngập mặn ven biển và đảo Nẹ; du lịch tâm linh, di tích đền thờ Mai An Tiêm, động Từ Thức, phủ Trèo, phủ Thông... Ngoài ra, vùng phát triển du lịch, các ngành kinh tế biển và nông nghiệp dịch vụ phía Đông. Định hướng phát triển du lịch ven biển và các ngành kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy, hải sản); phát huy những lợi thế, thế mạnh về các di sản văn hóa, các làng nghề và cảnh quan tự nhiên để phát triển dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sinh thái và du lịch trải nghiệm gắn với tuyến đường bộ ven biển. Phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với các vùng chuyên canh cây trồng thế mạnh tại địa phương. Vùng phát triển nông nghiệp và dịch vụ phía Tây – Tây Bắc. Định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa, thương mại – dịch vụ, hình thành các điểm dân cư tập trung gắn với sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.

Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, với việc quy hoạch xây dựng các trung tâm cụm xã, các điểm dân cư nông thôn gắn với các vùng nông nghiệp chuyên canh, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, khuyến khích phát triển mô hình trang trại, nghề truyền thống... với các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; chú trọng đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho khu vực trung tâm xã nhằm tạo động lực phát triển kinh tế, cung cấp dịch vụ - thương mại, giáo dục, y tế, văn hóa... cho khu vực nông thôn lân cận. Hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đối với khu vực dân cư phát triển mới, là các đô thị xây dựng mới tại khu vực thị trấn Nga Sơn mở rộng, đô thị Hói Đào, đô thị Điền Hộ. Tạo dựng lợi thế cảnh quan đặc trưng của khu vực này để xây dựng hình ảnh cảnh quan đô thị hấp dẫn, sinh động, tạo môi trường sống tốt cho dân cư. Gìn giữ đa dạng sinh học, bản sắc văn hóa và tiếp cận thiên nhiên để phát triển du lịch. Các công trình thiết kế theo hướng mở, hạn chế sử dụng năng lượng... Đối với khu làng xóm nông thôn được cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, mở rộng đường giao thông chính, xây dựng vườn hoa cây xanh, khu vui chơi giải trí. Môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Bài và ảnh: Xuân Hùng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]