(Baothanhhoa.vn) - Xác địa phương miền núi trong tỉnh thời gian qua đã thực hiện nhiều giải pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn miền núi

Xác địa phương miền núi trong tỉnh thời gian qua đã thực hiện nhiều giải pháp để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn miền núi

Người dân thị trấn Phong Sơn (Cẩm Thủy) thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế.

Huyện Như Thanh đã tiến hành quy hoạch những vùng có diện tích đất lúa kém hiệu quả, không chủ động được nước tưới, sang trồng mía nguyên liệu, các loại rau màu theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Giai đoạn 2016-2021, huyện Như Thanh đã chuyển đổi được gần 400 ha đất lúa và đất màu kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, ớt xuất khẩu, cỏ phục vụ cho trang trại bò sữa. Nhiều xã thực hiện việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế cao hơn, như: bí xanh, dưa chuột ở xã Phú Nhuận; ớt xuất khẩu, ngô làm thức ăn chăn nuôi ở xã Yên Thọ, Xuân Du... Sau khi chuyển đổi, các diện tích trên đều đạt giá trị từ 100 đến 150 triệu đồng/ha/năm.

Với huyện Cẩm Thủy thì chỉ đạo rà soát diện tích đất lúa, ngô, rau màu, cây ăn quả cho năng suất thấp sang trồng cây có hiệu quả cao hơn. Cụ thể, khuyến khích người dân bỏ các giống lúa lai Trung Quốc, lúa thuần chất lượng thấp để thay thế bằng các giống Thiên Ưu 8, Lam Sơn 8, DQ11... phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh trưởng nhanh. Đến nay, huyện đã xây dựng được 260 ha vùng thâm canh cây lúa năng suất, chất lượng cao trên địa bàn các xã Cẩm Vân, Cẩm Tú, Cẩm Bình, Cẩm Thạch, thị trấn Phong Sơn... nâng tổng diện tích vùng thâm canh lúa toàn huyện lên hơn 500 ha. Bên cạnh đó, huyện cũng thực hiện chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng mía, ngô, rau màu khác với diện tích 120 ha. Ngoài ra, huyện Cẩm Thủy tổ chức ký hợp đồng với các HTX dịch vụ để liên kết sản xuất gắn với đầu ra cho sản phẩm trên diện tích 311 ha, trong đó, trồng cây ngô làm thức ăn chăn nuôi 286 ha, ớt xuất khẩu 15 ha, khoai tây 5 ha, bí xanh 5 ha...

Tương tự, tại huyện Như Xuân, giai đoạn 2015-2020 đã chuyển đổi được 110 ha đất trồng lúa kém hiệu quả ở các xã vùng cao sang trồng mía nguyên liệu. Cùng với đó tiến hành chuyển đổi diện tích đất trồng cây lâm nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây có múi, như: thanh long ruột đỏ, cam đường Canh, bưởi Diễn, cam Vinh... nâng tổng diện tích cây có múi trên địa bàn lên 800 ha, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây có múi. Từ năm 2021 và những năm tiếp theo, huyện Như Xuân có kế hoạch chuyển đổi 12.000 ha đất 02, đồi dốc và một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa hấu, ngô, cây dược liệu, cỏ làm thức ăn chăn nuôi và xúc tiến xây dựng thương hiệu cây đặc sản. Để thực hiện mục tiêu trên, huyện Như Xuân cũng thực hiện giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng luân canh, gối vụ nhằm nâng cao năng suất, giá trị hàng hóa; tăng cường xúc tiến đầu tư, thu hút các doanh nghiệp để xây dựng mô hình liên kết phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững...

Có thể khẳng định, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đang là hướng đi đúng đắn của các huyện miền núi trong tỉnh. Việc chuyển đổi diện tích đất, giống cây trồng kém hiệu quả sang các mô hình mang lại giá trị kinh tế cao hơn đã góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người nông dân miền núi xứ Thanh.

Bài và ảnh: Xuân Minh


Bài và ảnh: Xuân Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]