(Baothanhhoa.vn) - Để Chương trình OCOP hiệu quả, đi vào chiều sâu, các cấp, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí mặt bằng, đất đai để các chủ thể sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu; đồng thời tổ chức liên kết sản xuất giữa các cơ sở OCOP có cùng loại sản phẩm để tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu lớn, thương hiệu tập thể đối với một số sản phẩm tiềm năng.

Chương trình OCOP: Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài cuối) - Để Chương trình OCOP là “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn

Để Chương trình OCOP hiệu quả, đi vào chiều sâu, các cấp, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí mặt bằng, đất đai để các chủ thể sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu; đồng thời tổ chức liên kết sản xuất giữa các cơ sở OCOP có cùng loại sản phẩm để tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu lớn, thương hiệu tập thể đối với một số sản phẩm tiềm năng.

Chương trình OCOP: Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài cuối) - Để Chương trình OCOP là “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn

HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) có 3 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao.

Chương trình OCOP được xác định là giải pháp để phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Chương trình đã góp phần quan trọng để từng bước nâng tầm đặc sản và sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Tại tỉnh Thanh Hóa, sau 4 năm triển khai, thực hiện, toàn tỉnh đã có 292 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 56 sản phẩm 4 sao và 235 sản phẩm 3 sao. Các sản phẩm OCOP không chỉ mở ra cơ hội phát triển nông nghiệp địa phương mà còn giúp phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng gia tăng giá trị nông sản. Tuy nhiên, thực tế quá trình triển khai chương trình cũng đã cho thấy những bất cập, hạn chế, cũng như các khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, như: Năng lực của các doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ sản xuất đa phần còn yếu nên rất khó khăn về mặt bằng nhà xưởng, chưa có nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, khu bán hàng, giới thiệu sản phẩm bài bản; việc quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa gặp nhiều khó khăn...

Anh Lê Đình Trúc, Giám đốc HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng, xã Yên Thọ (Như Thanh) cho biết: Các sản phẩm nấm bào ngư xám, mộc nhĩ, linh chi đỏ, trà túi lọc linh chi của đơn vị đều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh, đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh, được khách hàng đánh giá cao về chất lượng... Nhiều đối tác đã đến tham quan cơ sở sản xuất và đặt vấn đề ký kết đơn hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, do diện tích nhà xưởng hiện đang khá chật hẹp nên HTX chưa thể đáp ứng yêu cầu của đối tác.

Để Chương trình OCOP hiệu quả, đi vào chiều sâu, các cấp, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện bố trí mặt bằng, đất đai để các chủ thể sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu; đồng thời tổ chức liên kết sản xuất giữa các cơ sở OCOP có cùng loại sản phẩm để tiến tới hình thành và xây dựng thương hiệu lớn, thương hiệu tập thể đối với một số sản phẩm tiềm năng; tiếp tục hỗ trợ một số sản phẩm nâng hạng lên 4, 5 sao.

Anh Lương Hồng Sỹ, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Như Thanh, cho biết: Quá trình triển khai Chương trình OCOP còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nhiều sản phẩm OCOP của huyện chưa tạo thành hàng hóa tập trung; quy trình chăm sóc, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật chưa đồng bộ; chất lượng mẫu mã một số sản phẩm chưa đồng đều. Để khắc phục những khó khăn, xây dựng được thị trường tiêu thụ bền vững cho sản phẩm OCOP, cần thực hiện các giải pháp chiến lược, đồng bộ. Đối với các chủ thể cần bỏ tư duy sản xuất mùa vụ, chạy theo số lượng. Các ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa công tác dự báo, thông tin, quy hoạch, quản lý quy hoạch trong phát triển nông sản hàng hóa, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm OCOP. Đồng thời, sớm hình thành chuỗi sản xuất chặt chẽ, mở rộng thị trường; thực hiện mối liên kết “4 nhà” theo chuỗi giá trị; phát triển đa dạng các kênh phân phối, đưa sản phẩm OCOP vươn xa.

Để đưa Chương trình OCOP trở thành hướng phát triển kinh tế xuyên suốt gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian tới huyện Như Thanh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chế độ, chính sách đến các doanh nghiệp, HTX. Đồng thời, hỗ trợ, giúp đỡ các chủ thể làm hồ sơ, thủ tục, hoàn thiện sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, góp phần đưa các hàng hóa có thế mạnh của địa phương tham gia phân hạng sản phẩm tại tỉnh. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động các kênh phân phối, nhất là hệ thống cửa hàng OCOP, sàn thương mại điện tử, mạng xã hội và xuất khẩu sẽ được quan tâm hơn nữa.

Anh Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc HTX ong mật Hưởng Hoa, thôn Hợp Tiến, xã Thành Hưng (Thạch Thành), cho biết: Từ khi tỉnh Thanh Hóa có chủ trương triển khai chuyển đổi số trong Chương trình OCOP, HTX đã nhanh chóng tiếp cận và dẫn đầu trong việc xúc tiến quảng cáo, kết nối tiêu thụ sản phẩm qua các gian hàng trực tuyến nhằm quảng bá thương hiệu nông sản. HTX đã đẩy mạnh bán hàng qua các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Sendo... đã tạo thêm nhiều kênh tiếp cận với người tiêu dùng, góp phần đưa các sản vật của địa phương đến gần hơn với khách hàng.

Chương trình OCOP: Động lực nâng tầm thương hiệu các sản phẩm thế mạnh (Bài cuối) - Để Chương trình OCOP là “đòn bẩy” phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm mật ong Hưởng Hoa được tiêu thụ tại cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm OCOP.

Việc chuyển đổi số là tất yếu để các sản phẩm OCOP có thêm nhiều cơ hội “bay xa” hơn nữa. Đây được xem là giải pháp quan trọng để các sản phẩm OCOP nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất, tham gia vào chuỗi giá trị. Để hỗ trợ, đưa hộ sản xuất nông nghiệp, đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 27-8-2021, về việc: “Hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn và bảo đảm cung cấp hàng hóa thiết yếu trong tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”. Đến nay toàn tỉnh Thanh Hóa đã có 13 sản phẩm OCOP đã được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso.vn, 28 sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá, giới thiệu sản phẩm và mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP của tỉnh.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ các sản phẩm OCOP phát triển, công tác xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm được các cấp, ngành, đơn vị liên quan chú trọng thực hiện. Các sản phẩm OCOP của tỉnh đã có mặt tại nhiều sự kiện như: Hội chợ OCOP toàn cầu tại TP Hồ Chí Minh, Hội chợ giới thiệu sản phẩm OCOP tại các tỉnh Nghệ An, Nam Định, Yên Bái... Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP được tổ chức tại Siêu thị Co.opMart, khách sạn Sao Mai, TP Sầm Sơn... và các sự kiện chính trị - xã hội của tỉnh. Thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, nhiều sản phẩm OCOP đã mở rộng thị trường trong và ngoài nước, như: mắm tôm, mắm tép Lê Gia xuất khẩu sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Đài Loan và Nam Phi; ống hút tre xuất khẩu sang Thụy Sĩ, Thụy Điển và Hoa Kỳ; ghế tre thư giãn của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại BamBoo Vina xuất khẩu đi các nước Đức, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu. Cùng với đó, các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã được tiêu thụ rộng rãi trên cả nước bằng hình thức trực tiếp và qua thương mại điện tử.

Nhìn nhận đúng tiềm năng, lợi thế cũng như những khó khăn, thách thức nhằm đề ra giải pháp phù hợp, khả thi để Chương trình OCOP trở thành một trong những nhân tố chính góp phần “phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị” là mục tiêu quan trọng được Thanh Hóa triển khai trong lộ trình xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. Trong một số hội nghị gần đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang có nhấn mạnh: Giai đoạn tới, Thanh Hóa tiếp tục xác định Chương trình OCOP là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài trong phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Do vậy, tỉnh tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển Chương trình OCOP, trong đó, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng quy trình sản xuất an toàn thực phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản lý sản phẩm OCOP. Đồng thời, tiêu chuẩn hóa nguyên liệu và quy trình sản xuất, hướng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm tại các vùng nuôi trồng, sản xuất sản phẩm OCOP. Từ đó, góp phần tích cực vào sự phát triển nhanh và bền vững của kinh tế nông thôn.

Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 559 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 5 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng, bình quân mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; 5 mô hình dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch. Để đạt được mục tiêu đó, tỉnh đã đặt ra một số giải pháp, như: đẩy mạnh tuyên truyền, hoàn thiện hệ thống quản lý và triển khai thực hiện chương trình; vận dụng cơ chế, chính sách về hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển du lịch, khoa học - công nghệ, khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại... để hỗ trợ chương trình; nghiên cứu xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách mới về Chương trình OCOP. Đồng thời, huy động nguồn lực, đổi mới hình thức sản xuất và tăng cường quản lý chất lượng cũng như thúc đẩy quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Việc triển khai thực hiện Chương trình OCOP có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói chung và khu vực nông thôn nói riêng, nhằm khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời làm thay đổi tập quán sản xuất cũ, khơi dậy và phát huy tinh thần tự lực, tự tin, sáng tạo khởi nghiệp trong Nhân dân, hướng người dân phát triển sản xuất định hướng kinh tế thị trường, thúc đẩy phát triển sản xuất khu vực nông thôn.

Nhóm PV Kinh tế


Nhóm PV Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]