(Baothanhhoa.vn) - Cơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch được xem là khâu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chú trọng công tác sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch

Cơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch được xem là khâu quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Dây chuyền sấy nông sản tự động của Công ty CP Mía đường Lam Sơn.

Tuy nhiên, lượng lương thực được sơ chế sau thu hoạch theo hình thức sấy trên địa bàn tỉnh hiện chỉ có 355.000 tấn/năm, chiếm khoảng 22% sản lượng lương thực hàng năm của toàn tỉnh, và mỗi năm chỉ có 109.200 tấn rau, củ, quả được sơ chế thông qua hình thức sấy, chiếm khoảng 15% sản lượng rau quả của toàn tỉnh. Lượng lương thực và rau quả còn lại chủ yếu được sơ chế, bảo quản theo hình thức thủ công.

Theo đánh giá của Phòng Chế biến, Chi cục Phát triển nông thôn, việc sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng hình thức thủ công không những làm tổn thất từ 10-13% sản lượng sản phẩm sau thu hoạch, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, an toàn thực phẩm của nông sản. Bởi vậy, để giảm tổn thất của việc sơ chế, bảo quản và nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm của nông sản sau thu hoạch, những năm gần đây, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang chú trọng vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX và hộ cá thể đầu tư dây chuyền sấy công nghiệp, lò sấy bằng điện bán công nghiệp và xây dựng khu nhà sơ chế nông sản để sơ chế, bảo quản các sản phẩm nông sản sau thu hoạch.

Huyện Thọ Xuân có nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp được liên kết sản xuất với các doanh nghiệp để sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm, ngô giống, ngô thương phẩm... nên việc đầu tư hệ thống sấy nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng cho các loại nông sản, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường được xem là yếu tố quan trọng. Do đó, để khuyến khích các đơn vị, hộ cá thể đầu tư máy sấy nông sản, UBND huyện Thọ Xuân đã ban hành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, địa phương, HTX, hộ cá thể đầu tư mua máy sấy nông sản có công suất lớn, với mức hỗ trợ 200 triệu đồng/máy. Đến nay, trên địa bàn huyện đã có 2 HTX dịch vụ nông nghiệp của xã Xuân Vinh và Xuân Minh đầu tư máy sấy nông sản bán công nghiệp, với công suất 30 tấn/máy/ngày.

Tại huyện Yên Định, những năm trước, hầu hết các nông sản sau thu hoạch trên địa bàn huyện đều được sơ chế theo hình thức thủ công. Sản phẩm lúa, ngô sau thu hoạch được nông dân phơi trên nền gạch, xi măng tại các hộ gia đình hoặc đường giao thông, nên bị bám bụi bẩn, ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Hơn nữa, việc phơi theo hình thức thủ công này lại phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên nếu đến kỳ thu hoạch mà gặp tình trạng mưa kéo dài thì việc phơi sẽ bị gián đoạn, nông sản vừa thu hoạch về dễ bị mọc mầm hoặc mốc, hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy, để chủ động trong việc sơ chế, bảo quản, nhằm hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng nông sản, những năm gần đây, huyện Yên Định đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đầu tư máy sấy bán công nghiệp bằng điện. Đến nay, trên địa bàn huyện Yên Định đã có 6 máy sấy nông sản bán tự động, với công suất đạt từ 40 đến 60 tấn/máy/ngày.

Đánh giá về hiệu quả của việc đưa máy sấy nông sản vào sản xuất, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Máy sấy lúa đưa vào hoạt động đã khắc phục hoàn toàn tình trạng thất thoát sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế được nâng lên. Ngoài ra, thông qua việc sử dụng máy sấy còn giúp nâng cao nhận thức của bà con nông dân trong việc sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Từ những lợi ích trên, nên huyện đang định hướng cho các HTX, doanh nghiệp đầu tư lắp đặt thêm máy sấy, đáp ứng nhu cầu sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch của bà con nông dân.

Để đẩy mạnh việc sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch trên địa bàn, cuối năm 2015, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp làm đầu mối sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch, với mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng/ha canh tác/năm. Đây được xem là động lực để các địa phương, đơn vị thúc đẩy công tác sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]