(Baothanhhoa.vn) - Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng 6.638,04 ha rừng phòng hộ trên địa bàn các xã: Ngọc Phụng, Yên Nhân, Lương Sơn (Thường Xuân). Ngoài các yếu tố khách quan do ảnh hư­ởng gió Tây Nam, hàng năm nhiều tháng thời tiết nắng nóng, khô hanh rừng có nguy cơ cháy cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chủ động xây dựng và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu

Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, xây dựng 6.638,04 ha rừng phòng hộ trên địa bàn các xã: Ngọc Phụng, Yên Nhân, Lương Sơn (Thường Xuân). Ngoài các yếu tố khách quan do ảnh hư­ởng gió Tây Nam, hàng năm nhiều tháng thời tiết nắng nóng, khô hanh rừng có nguy cơ cháy cao.

Chủ động xây dựng và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu

Các lực lượng chức năng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại xã Luận Khê (Thường Xuân).

Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12-1-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, ban đã có những sáng kiến cải tiến công tác quản lý, bảo vệ rừng (BVR) nhằm giúp các hộ nhận khoán không những làm tốt công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) mà còn kinh doanh nghề rừng có hiệu quả, để đồng bào yên tâm gắn bó với rừng. 3 trạm quản lý, BVR chuyên trách trực thuộc BQL rừng phòng hộ Sông Chu đóng tại những địa bàn trọng điểm, tăng cư­ờng cán bộ kỹ thuật thư­ờng xuyên bám cơ sở tuyên truyền cho các hộ nhận đất, nhận rừng hiểu đư­ợc lợi ích của rừng; tổ chức hư­ớng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, BVR; triển khai phòng, chống sâu hại rừng...

Để chủ động nỗ lực xây dựng và quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn, BQL rừng phòng hộ Sông Chu đã phân công cán bộ về từng thôn, bản thu thập, cập nhật số liệu, bản đồ cần thiết giúp cho công tác chỉ đạo quản lý, xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn, quản lý dự án trên toàn vùng đầu nguồn sông Chu có hiệu quả. Đồng thời, bám địa bàn được phân công khảo sát các vấn đề có liên quan đến quản lý rừng phòng hộ; tuần tra bảo vệ diện tích rừng phòng hộ được giao.

Các tháng vừa qua, BQL rừng phòng hộ Sông Chu đã chủ động triển khai thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR cụ thể đến từng khu vực rừng theo phương châm “4 tại chỗ”. Điển hình như BQL rừng phòng hộ Sông Chu đã hướng dẫn, chỉ đạo các hộ nhận khoán phát dọn thực bì làm giảm vật liệu cháy dưới tán rừng 22,4 ha. Đồng thời, phát dọn thực bì, tu bổ tạo ra hơn 1,8 km đ­­­ường băng xanh cản lửa kết hợp đường tuần tra, tác chiến chữa cháy rừng tại các khu vực rừng trọng điểm cháy lớn... Tăng cường tuần tra, giám sát các hoạt động sử dụng lửa của người dân. Tuyên truyền, vận động các hộ nhận khoán đất lâm nghiệp, người dân trên địa bàn chủ động thực hiện các quy định về BVR & PCCCR. Bổ sung nhiều trang thiết bị phục vụ PCCCR. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, BQL rừng phòng hộ sông Chu đã thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ trong ngày cùng với Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân và chính quyền địa phương kiểm tra các khu rừng trọng điểm, kiểm soát nghiêm nguồn lửa đem vào rừng, kịp thông báo tình hình thời tiết, cấp cháy rừng đến các phòng, ban chuyên môn, các trạm BVR trực thuộc và các hộ tham gia nhận khoán để chủ động bố trí lực l­ượng, dụng cụ, ph­­ương tiện tác chiến BVR. 100% hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp trên địa bàn đã ký cam kết thực hiện các quy định về BVR&PCCCR. Các thôn, bản có rừng phối hợp với chủ rừng tiến hành ký cam kết không vi phạm những điều cấm về rừng. Mặc dù quản lý rừng phòng hộ xung yếu trên địa bàn rộng, độ dốc cao, giao thông khó khăn nhưng rừng luôn được khoanh nuôi, tái sinh, bảo vệ, không có tình trạng xâm lấn đất rừng, khai thác gỗ trái phép, 5 năm vừa qua không để xảy ra cháy rừng. Toàn bộ diện tích rừng đầu nguồn hiện có được bảo vệ, phát triển xanh tốt. Khoán bảo vệ cung ứng dịch vụ môi trường rừng 5.217,66 ha; khôi phục, mở rộng diện tích rừng, góp phần nâng cao độ che phủ rừng của huyện Thường Xuân lên gần 74,2%.

Cùng với công tác chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ và PCCCR phòng hộ đầu nguồn, 3 trạm quản lý, BVR trực thuộc BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu đã nỗ lực chỉ đạo, phối hợp với địa phương tổ chức cho các hộ gia đình trong vùng chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn; trồng mới rừng phòng hộ. Được BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Sông Chu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông - lâm kết hợp; trồng, chăm sóc và BVR; quản lý bền vững rừng phòng hộ; quy hoạch sử dụng đất đai... người dân trong vùng đã cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả, góp phần cải thiện đời sống. Nhờ tích cực tham gia trồng rừng, BVR người dân trong vùng còn có thu nhập từ tiền nhân công và sản phẩm của rừng, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống. Thông qua các lớp đào tạo, tập huấn đã giúp cán bộ, nhân dân địa phương nâng cao năng lực nghiệp vụ trong lập kế hoạch phát triển tại thôn, xã, kỹ thuật trong sản xuất nông - lâm nghiệp, quản lý đất đai, xây dựng cộng đồng. Điều đáng mừng là người dân tại các xã trong vùng đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu, đốt nương làm rẫy, tăng thêm mối đoàn kết, gắn bó cộng đồng thông qua sản xuất và giao lưu khi tham gia các hoạt động lâm nghiệp.

Bài và ảnh: Thu Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]