(Baothanhhoa.vn) - Ngay sau khi thả con giống thủy sản vụ xuân hè 2022, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản và tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích đã thả nuôi.

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh thủy sản vụ xuân hè

Ngay sau khi thả con giống thủy sản vụ xuân hè 2022, ngành nông nghiệp đã khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên địa bàn tỉnh chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho thủy sản và tích cực chăm sóc, bảo vệ diện tích đã thả nuôi.

Chủ động phòng ngừa dịch bệnh thủy sản vụ xuân hèNgười dân xã Quảng Nham (Quảng Xương) chăm sóc tôm thẻ chân trắng vụ xuân hè.

Vụ xuân hè năm 2022, toàn tỉnh thả nuôi 19.200 ha, trong đó, nước ngọt 14.100 ha, nước mặn 1.000 ha, nước lợ 4.100 ha và 500 ha tôm thẻ chân trắng. Tính đến ngày 15-4-2022, toàn tỉnh đã thả nuôi được khoảng 10.000 ha thủy sản nước ngọt với lượng giống gần 20 triệu con, 3.200 ha tôm vụ xuân hè (trong đó 2.820 ha tôm sú, 380 ha tôm thẻ chân trắng). Để chủ động chăm sóc các đối tượng thủy sản đã thả nuôi, những hộ NTTS ở các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn... thường xuyên kiểm tra ao đầm để đảm bảo giữ được mực nước. Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, cơ sở vật chất, hóa chất, nguyên nhiên vật liệu (lưới, đăng chắn, cọc tre, cuốc xẻng, máy phát điện, mô tơ quạt nước...) để chủ động triển khai các biện pháp khắc phục khi có mưa lớn, dịch bệnh xảy ra. Đồng thời, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để chủ động các biện pháp quản lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi.

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước xuất hiện các dịch bệnh nguy hiểm trên động vật thủy sản, như: đốm trắng trên tôm, gan thận mủ trên cá... đã gây thiệt hại hơn 180 ha và 112 lồng bè NTTS. Qua kết quả giám sát dịch bệnh thủy sản cho thấy một số loại mầm bệnh nguy hiểm vẫn lưu hành ở các vùng nuôi, như: Hoại tử gan tụy cấp tính có 463/11.770 mẫu dương tính (tỷ lệ 4%), bệnh đốm trắng có 758/13.913 mẫu dương tính (5,4%), bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô với tỷ lệ khoảng 2% và bệnh do vi bào tử trùng với 11,8% mẫu dương tính trên tôm; bệnh gan thận mủ và xuất huyết trên cá (tỷ lệ mẫu giám sát dương tính từ 17 - 19%), bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển, một số bệnh ký sinh trùng... Mặc dù, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa không xảy ra dịch bệnh trên thủy sản nuôi, tuy nhiên, theo khuyến cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thời gian tới nguy cơ dịch bệnh động vật thủy sản xuất hiện trên địa bàn tỉnh ta là rất cao, do tác động bất lợi của môi trường, biến đổi khí hậu; nhiều người NTTS thực hiện chưa đúng theo các quy định, hướng dẫn về các biện pháp phòng, chống dịch, không chủ động khai báo thông tin; lực lượng thú y cơ sở làm công tác thú y thủy sản còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến công tác giám sát, phát hiện dịch bệnh... Trước thực trạng trên, các địa phương trong tỉnh phân công cán bộ chuyên môn chủ động triển khai giám sát dịch bệnh đến tận các cơ sở NTTS để phát hiện sớm dịch bệnh, có biện pháp xử lý hiệu quả để ngăn chặn dịch bệnh nhanh nhất khi mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp không khai báo dịch bệnh, vứt động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh ra môi trường; xả nước thải, chất thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu ra môi trường, không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Thống kê đầy đủ, chính xác số liệu khi bị thiệt hại và dịch bệnh, không dựa vào ước lượng của người nuôi khai báo; báo cáo kịp thời, đầy đủ về tình hình dịch bệnh từ cấp thôn/bản đến cấp xã, huyện theo đúng quy định. Đồng thời, thông tin, tuyên truyền các quy định của pháp luật về thú y, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Hướng dẫn người nuôi tuân thủ việc thả giống theo đúng lịch thời vụ được khuyến cáo, chủ động áp dụng các nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, thực hiện các biện pháp phòng bệnh chủ động, xử lý ao nuôi theo quy định. Quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản trên địa bàn, chỉ có các cơ sở đảm bảo đủ điều kiện mới được sản xuất, kinh doanh con giống; thúc đẩy công tác xây dựng các cơ sở NTTS đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh, nhất là cơ sở sản xuất con giống. Chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, vật tư, kinh phí, hóa chất dự phòng để chủ động ứng phó sự cố do dịch bệnh hoặc do tác động tiêu cực của thời tiết gây ra đối với NTTS. Cùng với đó, các ngành có liên quan của tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng con giống thủy sản, môi trường nuôi thủy sản; tổ chức quan trắc môi trường để cảnh báo vùng nuôi. Hướng dẫn người NTTS không sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật trong NTTS; tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng, ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch, đặc biệt không sử dụng kháng sinh nguyên liệu, thuốc dùng trong y tế để phòng, trị bệnh cho động vật thủy sản nhằm hạn chế tối đa dư lượng kháng sinh và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh. Thường xuyên giám sát dịch bệnh để phát hiện các tác nhân gây bệnh, cảnh báo sớm nguy cơ dịch bệnh cho người nuôi...

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]