(Baothanhhoa.vn) - Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII quyết nghị thông qua. Một trong số đó là chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chính sách này nằm trong nhóm chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính sách thiết thực và nhân văn

Nhiều chính sách nhằm thúc đẩy khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã được Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII quyết nghị thông qua. Một trong số đó là chính sách hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Chính sách này nằm trong nhóm chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa giai đoạn 2022-2025 do UBND tỉnh trình tại kỳ họp.

Chính sách thiết thực và nhân văn

(Ảnh minh họa).

Kích cầu nông nghiệp, tăng cơ hội sản xuất nông sản an toàn nhằm tạo ra một khu vực hàng hóa và thị trường vừa phát triển lành mạnh, phong phú vừa đáp ứng được các tiêu chí về bảo vệ môi trường và sức khỏe do ngành chức năng xây dựng. Lâu nay chúng ta đã lên án rất nhiều sự xuống cấp đạo đức trong sản xuất nông sản khi mà một bộ phận nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật vào canh tác dẫn đến nhiều diện tích rau màu không còn an toàn nữa, nhưng tình trạng này vẫn không thuyên giảm. Một số địa phương và doanh nghiệp đầu tư tổ chức những cánh đồng trồng rau trong nhà màng, nhà lưới hoặc theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng diện tích chưa nhiều. Có những diện tích rau an toàn đã không trụ vững được, phải chuyển đổi hình thức canh tác.

Theo nội dung Kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa XVIII vừa quyết nghị, đối tượng hỗ trợ là doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh có dự án được chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt, quy mô sản xuất từ 2 ha tập trung trở lên đối với vùng đồng bằng, ven biển; từ 1 ha tập trung trở lên đối với khu vực miền núi thấp; từ 0,5 ha trở lên đối với khu vực miền núi cao. Hỗ trợ thực hiện một lần cho chi phí nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng, xử lý chất thải của vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh và nhà sơ chế rau với mức 190 triệu đồng/ha đối với vùng đồng bằng, ven biển; 220 triệu đồng/ha đối với vùng miền núi. Hỗ trợ hằng năm chi phí thuê kiểm soát và chứng nhận hoặc duy trì chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trở lên với mức hỗ trợ 17 triệu đồng/ha/năm.

Việc HĐND tỉnh thông qua chính sách hỗ trợ canh tác rau an toàn trên địa bàn nhằm đảm bảo yêu cầu bức thiết về nhu cầu rau sạch hiện nay. Đây là chính sách vừa đảm bảo lợi ích của người sản xuất vừa đem đến an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới sản xuất xanh, tiêu dùng sạch. Một chính sách thiết thực, nhân văn rất cần sự trân trọng, đón nhận và tổ chức thực hiện nghiêm túc, để góp phần giảm đi những vụ ngộ độc thực phẩm và hệ lụy của nó trong cuộc sống.

Tuệ Minh


Tuệ Minh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]